Leader talk
Lý do khiến ông Đường 'bia' lấn sân làm cao tốc
Mong muốn đóng góp cho đất nước những đường cao tốc tuổi thọ vĩnh cửu với chi phí thấp nhất do người Việt làm chủ công nghệ chính là động lực thúc đẩy Công ty TNHH Hòa Bình lấn sân sang lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Công ty TNHH Hòa Bình vừa hoàn thành hai đoạn đường mẫu là cao tốc đồng bằng, vùng núi và cao tốc trên nền đất yếu khu vực đồng bằng sông Cửu Long sau 81 ngày khảo sát, thiết kế và thi công.
Theo ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc Công ty Hoà Bình, với kỹ thuật, công nghệ mới, các tuyến đường sẽ có thời gian thi công nhanh nhất, chi phí thấp nhất và độ bền 100 năm.
Mặc dù chỉ dài 30m nhưng hai đoạn đường mẫu này đã đánh dấu bước chuyển hướng chiến lược của Hòa Bình từ đầu tư bất động sản lấn sân sang hạ tầng giao thông.
Trao đổi với TheLEADER, ông Đường cho biết, chuyển hướng sang làm cao tốc cũng là cách mà Hòa Bình đóng góp cho đất nước, chung tay cùng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương.
Trăn trở những con đường vừa xây xong đã hỏng
Hòa Bình nhiều năm qua vốn chỉ tập trung đầu tư kinh doanh bất động sản, nổi tiếng với những khách sạn dát vàng, bất động sản thương mại, nhà ở xã hội, tại sao công ty lại lấn sân sang làm đường cao tốc?
Ông Nguyễn Hữu Đường: Chúng tôi là những người lính, đã từng vào sinh ra tử để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đồng đội của tôi, nhiều người 18 - 20 tuổi đã hy sinh, chưa biết gì về tình yêu, hạnh phúc, thậm chí ngay một bữa ăn no cũng chưa có được.
Trải qua nhiều cuộc chiến gian khổ, may mắn hơn đồng đội mình là người ở lại, đó chính là động lực để tôi luôn nỗ lực cống hiến cho sự phát triển chung của đất nước.
Cơ duyên đến với việc làm đường cao tốc cũng chính vì mong muốn tạo ra những con đường thực sự chất lượng với giá rẻ và độ bền cao, đóng góp sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước.
Hạ tầng giao thông tốt mới thúc đẩy kinh tế, nhìn vào sự phát triển của đất nước 2 - 3 năm gần đây có thể thấy, hạ tầng giao thông phát triển vô cùng mạnh mẽ. Hầu như tháng nào cũng thấy những tuyến đường mới được khởi công, cắt băng khánh thành, mở ra cơ hội kết nối giao thương thuận tiện và thúc đẩy kinh tế của các địa phương.
Tuy nhiên, tiếc rằng nhiều tuyến đường được xây dựng nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng. Thậm chí, nhiều đường cao tốc vừa xây dựng xong đã hỏng.
Đơn cử như tuyến đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 51km được làm theo phương pháp bù lún. Giá trị xây lắp dự án khoảng 5.000 tỷ đồng, tính ra là 6 triệu đồng/m2 đường. Tuy nhiên, sau một năm đưa vào hoạt động, nhiều đoạn đường đã bị lún tới 0,5m, đến năm thứ hai có đoạn lún tới 1m.
Sau 2 năm bảo hành, hiện các doanh nghiệp Hàn Quốc là đơn vị thiết kế, thi công đã bàn giao lại cho Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải đã phải trích ngân sách bù lún tới 750 tỷ đồng cho đoạn đường bị lún.
Theo thiết kế, cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, tốc độ lưu thông xe trên đường là 80 – 100km/h nhưng trên thực tế chỉ đạt 30 – 40km/h do đường lún không đều, không thể di chuyển xe với tốc độ cao.
Các đường cao tốc nhanh chóng xuống cấp này chính là những là khoản đầu tư vô cùng lãng phí về tiền, công sức, thời gian trong khi hiệu quả kinh tế không đạt kỳ vọng.
Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến những tuyến đường này chỉ mới đi vào hoạt động đã hỏng như vậy?
Ông Nguyễn Hữu Đường: Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc này! Ở đây, tôi chỉ nói đến yếu tố về công nghệ và kỹ thuật xây dựng.
Có thể thấy, phần lớn các tuyến đường cao tốc xây dựng trên nền đất yếu tại Việt Nam đều áp dụng phương pháp thi công bù lún. Tức là lún đến đâu, sẽ bù lún đến đó.
Đây là biện pháp thi công cách đây 300năm nhưng hiện nay vẫn dùng để thi công đường ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, phương án xây dựng này đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp, dẫn đến chất lượng đường ở mức thấp.
Bên cạnh đó, hiện phương án thi công đường phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới là đắp đất, cát và lu nền, vừa lãng phí tài nguyên vừa không ưu việt.
Chất lượng đường phụ thuộc lớn vào việc lu nền. Nếu lu nền chặt, tuổi thọ tuyến đường có thể đạt được 100 năm như thế giới đã làm. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường của Việt Nam lu không chặt, làm ẩu, khiến đường dễ bị ngấm nước và hỏng nhanh chóng.
Mặt khác, hiện Việt Nam cũng mới chỉ có tiêu chuẩn mà chưa có quy chuẩn đường cao tốc để quy định rõ ràng về chất lượng.

Người Việt làm chủ công nghệ xây dựng cao tốc
Như ông từng khẳng định, hai tuyến đường mẫu Hòa Bình xây dựng có tuổi thọ vĩnh cửu với thời gian, ông đã làm điều này như thế nào?
Ông Nguyễn Hữu Đường: Chúng tôi không xây dựng theo phương pháp bù lún mà đường được chịu lực trên các cọc bê tông nên không sợ lún và ngập úng. Vùng nào ngập 1m sẽ xây dựng đường trên các cọc cao 1,5m, hiện Trung Quốc đã xây dựng những tuyến đường với độ cao 5m.
Mặt khác, để xây dựng đường cao tốc, nhiều tuyến đường của Việt Nam đang sử dụng phương pháp đắp đê. Nhiều tuyến đường cao 5m, diện tích đất thoai thoải ra rất lớn.
So với nền đường truyền thống được đắp đất, cát, khiến lãng phí diện tích và tài nguyên, phương án thi công mới của Hoà Bình sẽ hạn chế rất lớn việc sử dụng đất để đắp đường, diện tích đất phía dưới các cọc bê tông vẫn có thể canh tác.
Bên cạnh đó, hai bên đường là hai cừ bê tông 3m (cao 1m, sâu 2m), mặt đường là bê tông cốt thép. Phương án thi công này chính là để chống động đất và chống ngấm nước vào đường. Khi không bị ngấm nước, đường sẽ không bao giờ hỏng, không phải làm đi, sửa lại.
Tuyến đường này là vĩnh cửu, chịu được động đất cấp 8 và môi trường ngập úng lên đến 6 tháng mà chất lượng đường không thay đổi.
Tốc độ lưu thông của xe từ 120km/h trở lên, đường được làm theo tiêu chuẩn QAA4.0, đây là tiêu chuẩn đường cao tốc Autobahn của Đức (đường cao tốc không giới hạn tốc độ).
Cơ duyên nào đã đưa Hoà Bình đến phương án thi công này, khi trước đó, công ty chưa hề có kinh nghiệm làm đường cao tốc?
Ông Nguyễn Hữu Đường: Phương pháp xây dựng này là 1 sáng kiến của chúng tôi đã có từ năm 1999.
Tuy không phải là doanh nghiệp chuyên làm đường, nhưng chúng tôi có kinh nghiệm làm xây dựng và luôn luôn nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để tìm ra giải pháp thi công hiệu quả nhất.
Xuất phát từ cái tâm của người lính được mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước chính là điều thôi thúc tôi công bố công trình nghiên cứu này. Tuy nhiên, phương án xây dựng này không được áp dụng.
Năm 2018, công ty đã có báo cáo và đến tháng 12/2022, công ty tiếp tục gửi báo cáo tới Chính phủ về việc thi công vỉa hè mẫu, đường mẫu, đường cao tốc mẫu vĩnh cửu với thời gian.
Năm 2022, Trung Quốc đã áp dụng thi công đường cao tốc trên cao tiết kiệm đất đai, thân thiện với môi trường tại tỉnh Hà Nam - Hồ Bắc theo ý tưởng thiết kế thi công đường cao tốc của Công ty Hòa Bình.
Đây là minh chứng cho những thành tựu nghiên cứu của Công ty Hòa Bình. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo đến Quốc hội và Chính phủ, hy vọng rằng, phương pháp xây dựng đường cao tốc mẫu này sẽ áp dụng để thi công mạng lưới đường cao tốc của Việt Nam.
Chúng tôi tự hào rằng, đây là đường cao tốc có tuổi thọ cao nhất, chất lượng tốt nhất và giá thành xây dựng thấp nhất thế giới do người Việt Nam làm chủ trì thiết kế, thi công, giám sát. Giá thành hai cao tốc mẫu Hòa Bình vừa khánh thành chỉ bằng 2/3 đường cao tốc của thế giới.
Tới đây, Hoà Bình sẽ tặng đồng bằng sông Cửu Long 1km đường cao tốc để đối chứng về chất lượng, giá thành và thời gian thi công mà chúng tôi đã cam kết.
Được biết, Hoà Bình muốn tham gia vào các dự án xây dựng đường cao tốc, đơn cử như dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành. Công ty đã bố trí nguồn vốn như thế nào trong bối cảnh tài chính còn nhiều khó khăn, có thời điểm công ty muốn bán cả khách sạn?
Ông Nguyễn Hữu Đường: Chúng tôi vốn không phải doanh nghiệp chuyên làm đường, mà chỉ làm đường mẫu để công bố về giải pháp xây dựng, thi công của mình.
Sau đó, chúng tôi sẽ chuyển giao cho Quốc hội và Chính phủ để ứng dụng thành quả nghiên cứu này vào các dự án đường cao tốc.
Tuy nhiên, với những dự án tiềm năng cùng phương án thiết kế mới này, chúng tôi có các đối tác, doanh nghiệp sẵn sàng tham gia đầu tư cùng với mong muốn chung là được xây dựng, đóng góp cho đất nước những tuyến đường bền vững với thời gian.
Xin cảm ơn ông!
Khánh thành 2 đoạn cao tốc mẫu có độ bền ít nhất 100 năm
Khánh thành 2 đoạn cao tốc mẫu có độ bền ít nhất 100 năm
Công ty TNHH Hòa Bình đã hoàn thành 2 đoạn đường mẫu là cao tốc đồng bằng, vùng núi và cao tốc trên nền đất yếu khu vực đồng bằng sông Cửu Long sau 81 ngày khảo sát, thiết kế và thi công.
Chủ khách sạn dát vàng chạy đua làm đường cao tốc
Công ty TNHH Hoà Bình tham vọng lấn sân sang mảng hạ tầng giao thông với dự án đầu tiên nhắm đến là đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành.
Nhiều cao tốc nghìn tỷ gặp khó
Nhiều quy định trong các luật hiện hành khiến các dự án giao thông đường bộ theo phương thức PPP hoặc đầu tư công gặp rất nhiều vướng mắc khó giải quyết triệt để.
Khởi công cao tốc gần 45.000 tỷ tại ĐBSCL
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 là dự án trọng điểm quốc gia, là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên tại ĐBSCL, kết nối khu vực với hệ thống đường cao tốc quốc gia.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Bỏ tiền' xây thể chế
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.
Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định
Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.
Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.