Lý Quí Trung, người sáng lập Phở 24: Chuyện "ăn lẫn nhau" khi mở chuỗi cửa hàng

Lý Quí Trung Thứ hai, 09/10/2017 - 08:00

Mở thêm một cửa hàng mới mà doanh thu của các cửa hàng cũ bị suy giảm là có vấn đề, cho dù doanh thu cửa hàng mới có cao bao nhiêu đi chăng nữa. Bức tranh tổng thể mới quan trọng.

Doanh nhân Lý Quí Trung, người sáng lập Phở 24

LTS: Việc mở chuỗi cửa hàng trên cơ sở chuỗi cung ứng đang là "trào lưu" đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, thời trang, sản phẩm công nghệ... Có những doanh nhiệp thành công, phát triển rất nhanh mạng lưới kinh doanh, nhưng có không ít doanh nghiêp phải “giải tán“ bớt cửa hàng hoặc tàn lụi, rút lui khỏi thị trường. Nhiều vấn đề đặt ra: Quy mô miếng bánh thị trường, độ phủ thương hiệu, kỹ năng quản trị, vốn liếng, địa điểm kinh doanh phải phát triển như thế nào cho đồng bộ và hợp lý? Loạt bài về quản trị chuỗi cửa hàng với chủ đề "Làm sao tránh tình trạng ăn lẫn nhau khi mở chuỗi cửa hàng" chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nhân, các chuyên gia quản trị về loại hình kinh doanh đầy thách thức và phức tạp này sẽ được khởi đăng trên TheLEADER.

Bài 1: CANNIBALIZE và khái niệm "ăn lẫn nhau"

(Doanh nhân Lý Quí Trung, người sáng lập Phở 24)

Tôi nghe đến cái chữ này lần đầu tiên từ một đàn anh trong giới quản trị kinh doanh, khi đó Phở 24 mới có khoảng hơn 20 cửa hàng trong thành phố. Đặc biệt là khu vực trung tâm quận 1, gần như đi đâu cũng đụng một tiệm, từ Nguyễn Thiệp đến Nguyễn Huệ, Mạc Thị Bưởi, Hai Bà Trưng, Đồng Khởi, Nguyễn Du, Lê Thánh Tôn…

Về nhà tra tự điển chữ “cannibalize” mới giật mình, vì ý nghĩa của nó như đánh trúng vào tim đen của mình, trúng cái thứ mà mình đang lo. 

Cannibalize hay cannibalise, trong kinh doanh có nghĩa là “ăn lẫn nhau”, doanh thu cửa hàng này ăn vào doanh thu cửa hàng khác, sản phẩm này mới ra đời hoành tráng nhưng lại làm các sản phẩm khác tương tự hiện hữu của công ty bị ảnh hưởng hay trở nên èo uột. Nói chung, miếng bánh thị trường không lớn thêm chút nào mà chỉ có thêm miệng ăn, tự mình hại mình chứ không phải ai khác hơn.

Lúc đó tôi lo là phải vì thời điểm 2007 kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu chựng lại sau mấy năm phát triển nóng. Và điều gì sẽ xảy ra đã xảy ra, qua năm 2008 mọi thứ đã đột ngột đảo lộn, cỗ xe kinh tế Việt Nam đang phi nước đại đột nhiên thắng gấp. 

Chủ trương về kinh tế của Chính phủ cũng có khác, ưu tiên bây giờ dồn hết cho việc kiềm chế lạm phát, chứ không phải phát triển nóng nữa. Do đó các chính sách về tín dụng, lãi suất cơ bản ngân hàng của nhà nước đều hướng về chủ trương đó, nói chung là siết chặt lại mọi thứ.

Bức tranh kinh tế cập nhật: Trái cây chín rụng mà không có người mua vì tín dụng đã trở nên quá hà khắc, cá ba sa rớt giá, lúa bội thu nhưng ứ đọng, các công trình xây dựng trùm mền, đình đốn. Đi đâu nghe ai cũng than. Các tiệm Phở 24 đang đông nghẹt tự nhiên vắng hẳn vì ai cũng đang thắt lưng buộc bụng, chữ CANNIBALIZE bây giờ đã trở thành một con khủng long chứ không còn là một con chữ bình thường.

Cho nên chúng tôi đã phải lần lượt đóng bớt khá nhiều cửa hàng vì miếng bánh giờ đây không còn lớn như vậy nữa, chưa kể các đối thủ cạnh tranh cũng vừa bắt đầu đánh giáp lá cà sau mấy năm nghiên cứu.

Đó là bài học xương máu về chữ “cannibalize” mà tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ đi sau. Nhất là ý tưởng “mở chuỗi”, hình như nó đã trở thành khá thời thượng trong suy nghĩ của những nhà khởi nghiệp. Có người còn coi nó như thước đo của sự thành công, sự hoành tráng, trình độ, đẳng cấp. Nên mới có chuyện chưa mở được tiệm phở nào mà đã tuyên bố con số hàng trăm cửa hàng là như vậy.

Tóm lại, lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ là không phải nhất thiết thành công là phải mở chuỗi, và khi có mở chuỗi đi nữa thì cũng cần phải cẩn thận, đừng hấp tấp chạy theo số lượng, đừng dao to búa lớn.

Và phải nhớ đến chữ “cannibalize” mỗi lần muốn tung ra một sản phẩm mới, một cửa hàng mới trong hệ thống. Phải nhìn bàn cờ kinh doanh của mình từ xa, như một bức tranh rộng lớn chứ không vô tình bị cuống hút vào sự hào nhoáng của những sản phẩm mới hay những cửa hàng mới mở. 

Mở thêm một cửa hàng mới mà doanh thu của các cửa hàng cũ bị suy giảm là có vấn đề, cho dù doanh thu cửa hàng mới có cao bao nhiêu đi chăng nữa. Bức tranh tổng thể mới quan trọng. 

Thông điệp thị trường đã bão hoà mới quan trọng. Ngay cả chưa bão hoà cũng vậy, phải tiên liệu trước các tình huống xấu có thể xảy ra đối với thị trường để tránh tình trạng “bão hoà đột xuất”, tình trạng mình phải quay ra ăn chính mình. Nhất là đối với nền kinh tế non trẻ có nhiều biến động như Việt Nam, mới hôm nay “cầu” vượt “cung” như có khi chỉ cần 2-3 năm sau là đã có thể đảo chiều thành “cung” vượt “cầu”!

Trở lại chữ “Cannibalize”, ông anh bạn doanh nhân ngày nào nói cho tôi biết lúc tôi đã mở ra khá nhiều cửa hàng rồi. Hơi trễ, nhưng biết còn hơn không. 

Còn bây giờ, nếu các bạn chưa mở hay mở chưa nhiều, thì hãy xem cái chữ này như một món quà mà tôi tặng các bạn. Vì nó sẽ giúp các bạn tránh được những cái lỗi mà chỉ có người đi qua rồi mà thấy thật thấm thía.

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  1 giờ

Chính phủ ban hành giải pháp khắc phục bão Yagi như giảm lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh.

Rào cản thu hút lao động nước ngoài tại Việt Nam

Rào cản thu hút lao động nước ngoài tại Việt Nam

Leader talk -  1 giờ

Quy trình cấp giấy phép lao động phức tạp cản trở việc thu hút nhân sự nước ngoài tại Việt Nam, theo các chuyên gia trong ngành.

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách khắc phục hậu quả bão Yagi

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  1 giờ

Quảng Ninh quyết định dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để khắc phục hậu quả bão Yagi, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất.

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  3 giờ

Với những dữ liệu tích cực tới từ mảng cao su và bất động sản công nghiệp, giới phân tích đánh giá Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.

Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn Horecfex Việt Nam 2024 diễn ra từ 23 - 24/9, tại Đà Nẵng.

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Tài chính -  4 giờ

Các yếu tố vĩ mô tích cực và sự phục hồi của doanh nghiệp niêm yết sẽ là động lực chính thúc đẩy chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Phân khu Victoria: Giao điểm giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Phân khu Victoria: Giao điểm giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động, sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái.