Việt Nam duy trì vị thế điểm nóng đầu tư
Cuộc khảo sát của EuroCham nêu bật vị trí chiến lược về đầu tư của Việt Nam trong khu vực ASEAN.
Các doanh nghiệp kêu gọi sự linh hoạt trong việc công nhận kinh nghiệm làm việc thay thế cho bằng cấp học thuật.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) mới đây đã gửi thư kiến nghị tới Bộ Nội vụ, đề xuất các nội dung then chốt liên quan đến dự thảo thay thế Nghị định 152 – quy định hiện hành về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Trọng tâm trong kiến nghị của EuroCham là vấn đề đang được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đặc biệt quan tâm: yêu cầu bắt buộc về bằng cấp học thuật chính quy khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài diện chuyên gia, ngay cả trong những lĩnh vực mới xuất hiện và chưa có chuyên ngành đào tạo tương ứng trước đây.
Chủ tịch EuroCham – ông Bruno Jaspaert tại lễ ra mắt Sách trắng gần đây cho biết, phải mất hơn sáu tháng để có thể đưa một chuyên gia trong lĩnh vực logistics với 25 năm kinh nghiệm vào Việt Nam, chỉ vì ông ấy có bằng cấp trong chuyên ngành sinh học.
“Đó không chỉ là gánh nặng chi phí mà còn làm chậm quá trình đổi mới và cản trở hoạt động kinh doanh”, ông Bruno nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi số, kêu gọi sự linh hoạt hơn trong việc công nhận kinh nghiệm làm việc thay thế cho bằng cấp học thuật.
Trong vài thập kỷ qua, nhiều ngành công nghiệp đã phát triển nhanh hơn khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục chính quy. Điều này khiến Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ nguồn nhân lực chất lượng cao do các tiêu chí hành chính lạc hậu.
Trong cuộc đối thoại chính sách cấp cao do EuroCham tổ chức ngày 16/5, Phó chủ tịch EuroCham – ông Nguyễn Hải Minh cũng nhấn mạnh rằng, việc chuyên gia học một ngành nhưng phát triển sự nghiệp ở ngành khác ngày càng phổ biến. Trong thế giới liên ngành như hiện nay, kinh nghiệm thực tiễn cần được đánh giá ngang hàng với giáo dục chính quy.
Cũng tại buổi đối thoại, bà Nguyễn Thị Quyên, Phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Nội vụ, cho biết, dự thảo nghị định mới sẽ tuân theo chỉ đạo của Thủ tướng về việc cắt giảm tối thiểu 30% thủ tục hành chính, trong đó có những đề xuất có thể đơn giản hóa tới 40% quy trình hiện tại.
Đáng chú ý, các cơ quan chức năng cũng thừa nhận mối quan ngại liên quan đến yêu cầu bằng cấp và cho biết, đang xem xét việc cho phép thay thế bằng cấp học thuật bằng kinh nghiệm làm việc phù hợp, đặc biệt trong các ngành nghề thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Trong Sách trắng 2025 – tài liệu thể hiện góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, EuroCham chỉ ra rằng, Nghị định 152 cùng với Nghị định 70 vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến quá trình xin cấp giấy phép lao động.
Theo Nghị định 152, lao động kỹ thuật có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam không phải xuất trình văn bằng, chứng chỉ.
Tuy nhiên, theo Nghị định 70, giấy tờ chứng minh lao động kỹ thuật bao gồm 2 loại giấy tờ - văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận, và văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
EuroCham đánh giá, yêu cầu này tạo thêm gánh nặng hành chính đối với nhóm đối tượng này.
Cùng với đó, theo Luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động nếu nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn dưới ba tháng để xử lý sự cố mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
Mặc dù có quy định miễn trừ trên, người lao động nước ngoài thuộc nhóm này vẫn phải thực hiện thủ tục để xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
EuroCham cho biết, trên thực tế, quy trình xử lý sự cố thường yêu cầu chuyên gia nước ngoài phải nhập cảnh ngay vào Việt Nam để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra, khi làm việc tại Việt Nam, chuyên gia nước ngoài có thể cần nhiều thời gian để khắc phục, giải quyết sự cố. Do đó, thời hạn làm việc dưới 3 tháng để đủ điều kiện được miễn cấp giấy phép lao động là tương đối ngắn, trong khi thủ tục xin xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động thường mất từ 1 – 2 tháng, khiến quá trình xử lý sự cố bị chậm lại.
Tại buổi tham vấn, EuroCham kiến nghị, cần làm rõ hơn các trường hợp được miễn trừ giấy phép cho lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, đơn giản hóa quy định đối với chuyên gia ngắn hạn, điều chỉnh yêu cầu đăng tuyển lao động Việt Nam và thống nhất quy trình nộp hồ sơ giữa các cấp.
Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu cũng đề xuất cập nhật quy định để tăng tính linh hoạt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam.
Trong Sách trắng 2025, EuroCham cho rằng nên quy định rõ rằng lao động kỹ thuật có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc không phải cung cấp văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận để đơn giản hóa quy trình cấp phép lao động tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, kéo dài thời hạn làm việc của người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để xử lý sự cố không thuộc diện cấp giấy phép lao động từ 6 – 12 tháng hoặc bỏ yêu cầu thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Ngoài ra, cần phân quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại nhiều địa điểm cho Sở Nội vụ các địa phương nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Cuộc khảo sát của EuroCham nêu bật vị trí chiến lược về đầu tư của Việt Nam trong khu vực ASEAN.
Theo EuroCham, Việt Nam là một trong những điểm đến FDI hấp dẫn, nhưng những khó khăn về thủ tục hành chính đang khiến nhiều doanh nghiệp khó hoạt động.
Theo EuroCham, cải thiện sự ổn định chính trị, khung pháp lý, chế độ thuế và thuế quan là các giải pháp hàng đầu giúp tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ có công điện chỉ đạo Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh lĩnh vực xây dựng.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua Bình Phước, báo cáo Thủ tướng trước 10/6.
Doanh nghiệp Việt được hỏi cho biết bất ổn thương mại gia tăng gánh nặng chi phí, ảnh hưởng tới doanh thu, theo khảo sát của HSBC.
Quốc hội thông qua nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội như nới lỏng đối tượng được thuê, mua nhà, tạo điều kiện cho chủ đầu tư.
Tập đoàn năng lượng Mỹ Excelerate Energy đề xuất đầu tư hạ tầng và liên doanh với doanh nghiệp trong nước, hướng tới đưa Việt Nam trở thành trung tâm phân phối LNG trong khu vực ASEAN.
Các doanh nghiệp kêu gọi sự linh hoạt trong việc công nhận kinh nghiệm làm việc thay thế cho bằng cấp học thuật.
Điện hạt nhân sẽ đóng góp đáng kể cho an ninh năng lượng và phát triển bền vững nếu đảm bảo về công nghệ, nguồn nhân lực và sự đồng thuận của xã hội.
Chính sách nhà ở xã hội có nguy cơ bị trục lợi nếu không đến đúng đối tượng người mua nhà có nhu cầu.
Eximbank đã vinh dự được JCB – tổ chức thẻ quốc tế hàng đầu trao tặng giải thưởng "Ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ năm 2024".
Giá vàng hôm nay 31/5 giảm nhẹ từ 300 - 500 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm tới gần 1%.
Nhiều nhân sự của Gtel được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng tại MobiFone sau khi nhà mạng này được chuyển giao về Bộ Công an.
Năm 2024, doanh thu của C.P Việt Nam đạt khoảng 96.600 tỷ đồng, chiếm 21% doanh thu của tập đoàn. Công ty cũng ghi nhận lợi nhuận hơn 15.500 tỷ đồng - những con số đưa Việt Nam trở thành thị trường nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn C.P.