Việt Nam lại ‘mất điểm’ với đầu tư nước ngoài vì thủ tục hành chính

Kiều Mai Thứ tư, 12/04/2023 - 10:19

Theo EuroCham, cải thiện sự ổn định chính trị, khung pháp lý, chế độ thuế và thuế quan là các giải pháp hàng đầu giúp tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng vốn nước ngoài (FDI) trong mắt các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu, với hơn 3% các nhà lãnh đạo được hỏi mới đây cho rằng Việt Nam là một trong ba trọng điểm đầu tư của họ trên toàn thế giới.

Nhìn chung, hơn 1/3 số người tham gia khảo sát xếp Việt Nam ở vị trí đầu tiên, trong tốp 3 hoặc trong tốp 5 điểm đến đầu tư hàng đầu của họ trên phạm vi toàn cầu, theo báo cáo Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) mới nhất do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang chật vật với các vấn đề như quy định thiếu minh bạch, hành chính chưa hiệu quả, khó khăn khi xin thị thực, và giấy phép lao động.

Việt Nam lại ‘mất điểm’ với đầu tư nước ngoài vì thủ tục hành chính
Ba trở ngại pháp lý quan trọng nhất với doanh nghiệp châu Âu khi kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm các quy định và quy tắc không rõ ràng, các vấn đề và khó khăn về hành chính, và khó khăn về visa, giấy phép lao động.

Trước đó, báo cáo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2023, EuroCham đã từng nhấn mạnh tới những khó khăn này, bao gồm thời hạn của visa thương mại được cấp ngắn, việc xét duyệt hồ sơ phức tạp, hay quy trình kéo dài.

Đơn cử, hầu hết các cục xuất nhập cảnh ở Việt Nam hiện nay chỉ cấp visa thương mại trong tối đa 30 ngày. Theo đó, khi hết thời hạn 30 ngày, người nước ngoài phải xuất cảnh nếu chưa có giấy phép lao động.

Cách làm này gây tốn kém chi phí/thời gian cho doanh nghiệp, điều này càng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của công ty khi các nhân viên thiết yếu phải đi vắng.

Không chỉ vậy, quy trình từ đầu đến cuối ở Việt Nam dài hơn mức trung bình. Có nhiều bước (hợp pháp hóa, xin thị thực nhập cảnh, giấy phép lao động và cuối cùng là thẻ tạm trú) trước khi một nhân viên được coi là sẵn sàng làm việc, và điều này không cho phép các doanh nghiệp triển khai nhân lực tại Việt Nam theo nhu cầu khẩn cấp.

“Nó làm gián đoạn hoạt động, và khiến việc coi Việt Nam là một địa điểm để mở rộng trở nên khó khăn chỉ vì những điều không chắc chắn xung quanh các chính sách và quy trình nhập cảnh”, EuroCham nhấn mạnh.

Không chỉ EuroCham, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) trong báo cáo tại VBF cũng cho biết quá trình từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp giấy phép lao động mất rất nhiều thời gian.

Ngay cả sau khi nộp hồ sơ lần đầu, nhiều trường hợp phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ, dẫn đến thông thường phải mất 2 – 3 tháng mới được cấp Giấy phép lao động, thậm chí có những trường hợp mất hơn 6 tháng do phải thực hiện các thủ tục bổ sung.

Trường hợp phải bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp sẽ xử lý nhanh hơn nếu được hướng dẫn nhất quán ngay từ đầu.

Ngoài ra, kết quả khảo sát BCI của EuroCham cũng cho thấy số người trả lời khảo sát chỉ ra những bất cập trong pháp luật về phòng, chống tham nhũng có xu hướng tăng.

Một rào cản khác mà lĩnh vực sản xuất phải đối mặt là thủ tục hải quan phức tạp, trong khi các công ty dịch vụ chịu thách thức lớn về thị thực và giấy phép lao động.

Hơn thế, nhiều ngành công nghiệp, như giao thông vận tải, dược phẩm và năng lượng tái tạo, cũng gặp cản trở do luật chống tham nhũng chưa hoàn thiện.

Những người tham gia khảo sát BCI nhấn mạnh: “Cần cải thiện sự ổn định chính trị, khung pháp lý, chế độ thuế và thuế quan để gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là một điểm đến đầu tư năng động”.

Những biện pháp này sẽ giúp giải quyết các mối bận tâm của doanh nghiệp nước ngoài, và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế đất nước.

EuroCham: Thách thức với Việt Nam trong bối cảnh mới

EuroCham: Thách thức với Việt Nam trong bối cảnh mới

Leader talk -  2 năm
Để đón dòng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu, Việt Nam cần tập trung hơn vào các tiêu chí phát triển bền vững nền kinh tế, về năng lượng, lẫn chuỗi cung ứng.
EuroCham: Thách thức với Việt Nam trong bối cảnh mới

EuroCham: Thách thức với Việt Nam trong bối cảnh mới

Leader talk -  2 năm
Để đón dòng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu, Việt Nam cần tập trung hơn vào các tiêu chí phát triển bền vững nền kinh tế, về năng lượng, lẫn chuỗi cung ứng.
Chủ tịch EuroCham: Việt Nam sẽ là địa điểm đầu tư hàng đầu thế giới

Chủ tịch EuroCham: Việt Nam sẽ là địa điểm đầu tư hàng đầu thế giới

Leader talk -  2 năm

Chủ tịch EuroCham Alain Cany đánh giá để tiếp tục vươn lên, Việt Nam cần nỗ lực tổng hợp từ các khu vực trong nền kinh tế. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt cần nỗ lực thay đổi thói quen kinh doanh theo hướng quản trị tốt hơn.

Chủ tịch EuroCham: Khuôn khổ pháp lý về PPP còn quá đơn giản

Chủ tịch EuroCham: Khuôn khổ pháp lý về PPP còn quá đơn giản

Leader talk -  2 năm

Theo Chủ tịch EuroCham Alain Cany, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý toàn diện hơn để các công ty FDI có thể đóng góp nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng.

EuroCham: Thời điểm đầy hứa hẹn để kinh doanh tại Việt Nam dù toàn cầu bất ổn

EuroCham: Thời điểm đầy hứa hẹn để kinh doanh tại Việt Nam dù toàn cầu bất ổn

Tiêu điểm -  2 năm

Dù các yếu tố bên ngoài đang làm giảm sút khả năng tăng trưởng của Việt Nam, các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn tin tưởng vào triển vọng của thị trường này, đặc biệt là phát triển xanh.

EuroCham: EVFTA là công cụ quan trọng giúp chống lại khủng hoảng kinh tế

EuroCham: EVFTA là công cụ quan trọng giúp chống lại khủng hoảng kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm

Bất chấp Covid-19, 6 tháng đầu năm, giá trị thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng gần 20% so với cùng kỳ nhờ EVFTA.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Bất động sản -  1 giờ

Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Tiêu điểm -  1 giờ

Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.

Taseco Land ra mắt nhà phố quảng trường độc đáo tại Phổ Yên

Taseco Land ra mắt nhà phố quảng trường độc đáo tại Phổ Yên

Bất động sản -  2 giờ

Central Square Phổ Yên đã chính thức chào sân ấn tượng với chủ đề “Tọa độ kim cương – Tâm điểm thịnh vượng” làm nóng thị trường bất động sản Thái Nguyên.

Hanoi Melody Residences 'nóng bỏng tay' nhờ diễn biến mới

Hanoi Melody Residences 'nóng bỏng tay' nhờ diễn biến mới

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Tổ hợp cao cấp tại nội đô Hanoi Melody Residences với mức giá chỉ từ 62 triệu đồng/m2 gây sốt trên thị trường bất động sản Hà Nội.

Đổi mới từ tư duy đến hành động để tháo gỡ nút thắt thể chế

Đổi mới từ tư duy đến hành động để tháo gỡ nút thắt thể chế

Leader talk -  5 giờ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh những đổi mới hoạt động của Quốc hội nhằm tháo gỡ những nút thắt thể chế, trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW tổ chức mới đây.