Tiêu điểm
Việt Nam duy trì vị thế điểm nóng đầu tư
Cuộc khảo sát của EuroCham nêu bật vị trí chiến lược về đầu tư của Việt Nam trong khu vực ASEAN.
Kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) cho biết, vị thế điểm nóng đầu tư của Việt Nam đã tăng lên đáng kể những tháng cuối năm 2023.
Gần 2/3 số người được hỏi đã xếp hạng Việt Nam là một trong 10 điểm đến đầu tư toàn cầu, trong đó cứ khoảng sáu người thì có một người xếp ở vị trí đầu tiên.
Cuộc khảo sát của EuroCham cũng nêu bật vị trí chiến lược của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Trong khi chỉ một phần nhỏ coi Việt Nam là "lãnh đạo ngành công nghiệp", có tới gần 1/3 những người được hỏi xếp Việt Nam vào danh sách “các quốc gia cạnh tranh hàng đầu” trong khu vực.
Đa số coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh mạnh mặc dù vẫn còn một số thách thức nhất định. Quan điểm này nhấn mạnh tầm ảnh hưởng ngày càng tăng và tiềm năng phát triển hơn nữa của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế ASEAN.
Tại diễn đàn "Kịch bản kinh tế Việt Nam 2024", ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc khối dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp của HSBC đánh giá, tăng trưởng kinh tế dẫn dắt bởi FDI cho phép Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn so với các nước khác, thu hút đầu tư vào các ngành tăng trưởng nhờ trở thành cơ sở sản xuất toàn cầu đối với hàng điện tử.
Có thể thấy Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến khi nhìn lại thời điểm năm 2000, xuất khẩu điện tử mới chỉ chiếm 5% trong tổng xuất khẩu còn hiện tại đã đóng góp hơn 30% tỷ trọng.
Tại báo cáo mới nhất, HSBC nhấn mạnh, Việt Nam được biết là một trong những quốc gia hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung (xu hướng sẽ vẫn còn tiếp diễn).
Cả tổng FDI và FDI mới trong năm 2023 đều gần đạt đến các mức cao trong lịch sử. Đặc biệt, FDI dạng đầu tư mới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng bốn năm, đạt khoảng 5% GDP.
Đáng chú ý, FDI mới đổ vào sản xuất đã tăng lên mức cao mới với trên 15 tỷ USD. Kết quả này tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu ASEAN của Việt Nam, chỉ sau Malaysia.
Ngoài ra, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macau chiếm tới gần một nửa số vốn FDI mới của Việt Nam trong năm 2023.
Không quá bất ngờ khi phần lớn vốn đổ vào điện tử - lĩnh vực mà Việt Nam nhanh chóng trở thành ngôi sao đang lên. Đây cũng là lĩnh vực mà các dòng vốn FDI đa dạng hơn, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài điện tử, các nhà đầu tư cũng ngày càng bị thu hút bởi thị trường tiêu dùng đầy hứa hẹn của Việt Nam – một xu hướng mà các tập đoàn Nhật Bản đã đón đầu từ sớm.
Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường của VinaCapital, trong đánh giá mới nhất nhận định, sức hút của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư ngoại đến từ ba yếu tố.
Thứ nhất là chi phí nhân công của Việt Nam chưa bằng một nửa Trung Quốc nhưng chất lượng nhân công tương đương, theo khảo sát của JETRO và các đơn vị khác.
Thứ hai, Việt Nam có có vị trí địa lý gần các chuỗi cung ứng công nghệ cao của châu Á.
Thứ ba, Việt Nam là nằm trong nhóm “friendshoring” ít chịu rủi ro bị áp thuế khi xuất khẩu sang Mỹ. Friendshoring có thể hiểu là việc định tuyến lại chuỗi cung ứng tới các quốc gia được coi là an toàn về mặt chính trị và kinh tế hoặc có rủi ro thấp nhằm tránh gián đoạn thoạt động kinh doanh.
Vị thế thu hút FDI và chất lượng dòng vốn vào Việt Nam đã được nâng cao nhờ những bước tiến quan trọng trong năm qua, đơn cử như Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ, lãnh đạo đứng đầu của Trung Quốc và Mỹ đến thăm Việt Nam – quốc gia duy nhất họ đến thăm trong năm 2023.
Theo chuyên gia của VinaCapital, những điều này cho thấy vị thế đặc biệt của Việt Nam trên bàn cờ địa chính trị thế giới ở thời điểm hiện tại.
Điều này sẽ có lợi cho nhà đầu tư bởi các tập đoàn đa quốc gia có cơ sở sản xuất tại Việt Nam sẽ không phải lo việc không bán được sản phẩm sang Mỹ hoặc không mua được nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc, do cả hai quốc gia này đều muốn kết nối với Việt Nam.
IMF, Atlantic Council và một số bên khác cũng đã chỉ ra rằng yếu tố địa chính trị đang trở ngày càng quan trọng khi các nước đưa ra quyết định đầu tư.
Không chỉ vậy, Apple đã công bố sẽ chuyển hoạt động nghiên cứu và phát triển sang Việt Nam lần đầu tiên, sau khi quyết định sản xuất Apple Watch tại Việt Nam vào năm 2022.
Bước chuyển từ lắp ráp sản phẩm sang thiết kế các sản phẩm đó cho thấy tập đoàn này đang nâng cao chất lượng các hoạt động của họ tại Việt Nam.
Động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tăng trưởng cho một quốc gia như Việt Nam chính là sự nâng cao hàm lượng công nghệ, phức tạp trong sản phẩm và dịch vụ.
Theo VinaCapital, bước tiến mới của Apple là nhằm hướng đến phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam – vốn là đề tài được thảo luận nhiều bởi lãnh đạo các tập đoàn lớn đến từ Mỹ và Đài Loan như Nvidia.
Vốn FDI thực hiện cao nhất 5 năm
Hai yếu tố kinh tế Việt Nam 2024 cần lưu tâm
HSBC đánh giá, Việt Nam đang phục hồi theo đúng tiến độ và có khả năng lấy lại mức tăng trưởng 6% trong năm nay.
VinaCapital: Nhiều nhóm cổ phiếu triển vọng tươi sáng trong năm 2024
Các ngành hiện tại VinaCapital đang quan tâm cho năm 2024 bao gồm công nghệ thông tin, ngân hàng, phát triển bất động sản, hàng tiêu dùng không thiết yếu và các công ty chứng khoán.
Dragon Capital: Chứng khoán nhiều cơ hội trong năm 2024
Chuyên gia của Dragon Capital đánh giá chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục nới lỏng tuyệt đối để hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thường độ thẩm thấu của lãi suất từ 9-12 tháng. Bối cảnh vĩ mô cũng duy trì sự ổn định trong năm 2024.
Định hướng tín dụng tăng 15% năm 2024
NHNN giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.