Bài toán khó khi tăng trưởng kinh tế đi kèm lượng chất thải rắn ngày càng lớn
Hiện nay, cùng với việc tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nước ta ngày càng lớn.
Dự án Khu công nghệ môi trường xanh với diện tích 1.760 ha sẽ xử lý tất cả các loại chất thải rắn với công suất gần 30.000 tấn/ngày vào năm 2035.
Công ty Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) hôm nay khánh thành hai cây cầu dẫn vào dự án Khu công nghệ môi trường xanh tại xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Hai cây cầu sẽ là điểm nối huyết mạch quan trọng cho toàn bộ dự án xử lý rác thải có tổng diện tích 1.760 ha.
Ông Phan Văn Tới, Phó Chủ tịch huyện Thủ Thừa cho biết, áp lực xử lý rác của tỉnh Long An, trong đó có huyện Thủ Thừa là rất lớn với tổng khối lượng thu gom xử lý 500 - 600 tấn/ngày.
Hiện khoảng 50% rác thải của tỉnh được xử lý tại nhà máy Tâm Sinh Nghĩa ở Long An, một phần xử lý tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp và Đa Phước TP.HCM, còn lại số ít được xử lý tại các lò đốt ở các huyện.
UBND tỉnh Long An đã thống nhất với Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam trước mắt đầu tư nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt công suất 1.000 tấn/ngày trong Khu công nghệ môi trường xanh và dự kiến vận hành dây chuyền đầu tiên với công suất 250 tấn/ngày đêm trong năm nay.
Hai cây cầu kết nối đưa vào sử dụng hôm nay tạo tiền đề để dự án lò đốt rác này sớm hoàn thành, ông Tới nói.
Chia sẻ lo lắng của người dân về công nghệ của dự án này liệu có bảo đảm tính bền vững cho môi trường, ông Phan Văn Tới nói: “Khu công nghệ môi trường xanh được quy hoạch là khu xử lý chất thải hiện đại, với mục đích chất thải được xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, phù hợp với đặc tính chất thải trên địa bàn tỉnh Long An, TP.HCM và khu vực lân cận."
Công nghệ xử lý phải có đầu ra sản phẩm hữu ích bằng công nghệ áp dụng là ủ kị khí, sản xuất phân hữu cơ và các sản phẩm điện, khí đốt nén lỏng; hạn chế tối đa tỷ lệ chôn lấp.
Đồng thời, dự án được đầu tư theo mô hình xử lý đốt rác để phát điện, xác định rõ và kiểm soát chặt chẽ quy trình vận chuyển, các điểm, bãi vận chuyển, tập kết rác đảm bảo vệ sinh môi trường.
Dự án sẽ xử lý tất cả các loại chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, công nghiệp, chất thải rắn xây dựng, bùn thải và các loại chất thải nguy hại.
Dự án có công suất tiếp nhận và xử lý các loại chất thải là 26.800 tấn/ngày (đến năm 2035).
Dự án được phân thành ba giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (đến năm 2025) có diện tích khoảng 1308ha, xây dựng một phần cơ sở tái chế chất thải rắn, cơ sở xử lý CTR theo công nghệ sinh học, cơ sở đốt, bãi chôn lấp hợp vệ sinh, khu điều hành, khu công viên cây xanh, khu cảng và toàn bộ mảng cây xanh cách ly.
Giai đoạn 2 (từ 2026 -2035) diện tích khoảng 192ha và giai đoạn 3 (2036 - 2050) có diện tích khoảng 260ha.
Khu công nghệ môi trường xanh là dự án thứ hai của VWS tại Việt Nam sau dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước ở TP.HCM.
Hiện nay, cùng với việc tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nước ta ngày càng lớn.
Chất thải nguy hại tại TP. HCM được dự báo sẽ tăng 8%/năm, đến năm 2020 là 549 tấn/ngày và 2025 là 807 tấn/ngày.
Nhiều nhà khoa học lo ngại môi trường biển sẽ bị tác động xấu, ngành du lịch bị ảnh hưởng trước đề xuất đổ 439.000 m3 chất bùn thải xuống vùng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.
VinFast dự kiến bàn giao 135.000 xe trong năm 2025, tăng 39% so với năm 2024. Đa phần trong đó được hấp thụ bởi thị trường nội địa.