Vinamilk đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số sau khi thâu tóm Sữa Mộc Châu
Lần đầu tiên sau 5 năm, Vinamilk đặt ra một mục tiêu tăng trưởng cao. Trước đó, từ năm 2016 đến nay, công ty tập trung tăng trưởng ổn định với mức bình quân chỉ từ 3 - 7%/năm.
Công ty sữa thứ hai niêm yết trên sàn chứng khoán với mã MCM, khối lượng đăng ký giao dịch là 66,8 triệu cổ phiếu và giá tham chiếu 30.000 đồng.
Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) chính thức giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCom từ ngày 18/12. Đây là sự kiện đánh dấu một cột mốc ý nghĩa của Mộc Châu Milk sau gần 1 năm trở thành thành viên của Vinamilk.
Như vậy, tại thời điểm này, chỉ có 2 công ty sữa Việt Nam đang chính thức giao dịch trên sàn là Vinamilk và Mộc Châu Milk.
Mã chứng khoán được cấp là MCM và khối lượng đăng ký 66,8 triệu cổ phiếu với giá tham chiếu 30.000 đồng/ cổ phiếu. Trong phiên giao dịch sáng nay cổ phiếu này tăng hết biên độ lên 42.000 đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Hải Nam, Tổng giám đốc Công ty Mộc Châu Milk cho biết: “Việc chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu với mã chứng khoán MCM là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành về kinh doanh và quản trị công ty. Chỉ trong gần một năm với sự tham gia của Vinamilk, Mộc Châu Milk đã ngày càng hoàn thiện với các mô hình tiên tiến về quản trị công ty, thực hành theo các thông lệ của Việt Nam và quốc tế. Có thể nói, đây là kết quả của sự phấn đấu bền bỉ, kiên định với mục tiêu xây dựng công ty theo hướng công khai minh bạch và phát triển bền vững, toàn diện”.
Năm 2020, Mộc Châu Milk đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể với hiệu quả hoạt động được cải thiện rõ rệt. Quý III/2020 ghi nhận mức doanh thu thuần tăng 14%, biên lợi nhuận gộp đạt 34,6%, cải thiện mạnh so với mức 18 - 19% các năm trước đây.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu công ty tăng gần 10% lên 2.142 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 69% so với cùng kỳ và vượt 33% kế hoạch năm. Kết quả này đến từ chiến lược kinh doanh phù hợp, tối ưu hóa chi phí, quản trị hiệu quả, tái cơ cấu hệ thống nhà phân phối và ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu sữa.
Để nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường được mở rộng, Vinamilk đang cùng Mộc Châu Milk đầu tư thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm sữa tươi tại Nhà máy sữa Mộc Châu, mở rộng quy mô đàn bò tại trang trại hiện hữu của Mộc Châu Milk từ 1.600 con lên 6.000 con (bao gồm nâng cấp trang trại hiện hữu lên 2.000 con và đầu tư trang trại bò sữa 4.000 con kết hợp với du lịch sinh thái). Các trang trại được định hướng theo tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa tại trang trại.
Sự kiện cổ phiếu MCM chính thức lên sàn giao dịch cũng cho thấy sự quyết tâm và cam kết của Vinamilk trong việc phát triển Mộc Châu Milk song hành cùng với Vinamilk theo phương châm công khai, minh bạch trong quá trình hoạt động.
Những kết quả tích cực của Mộc Châu Milk chỉ sau gần 1 năm đã cho thấy rõ nét hơn về chiến lược M&A thành công của Vinamilk xuất phát từ sự đồng thuận, hợp tác cùng phát triển và gia tăng giá trị kinh tế cho tất cả cổ đông cũng như các bên liên quan.
Trong tương lai, Vinamilk cùng Mộc Châu Milk xây dựng chiến lược để đưa Mộc Châu, Sơn La thành thủ phủ bò sữa công nghệ cao của Việt Nam (giai đoạn 2020 - 2025), đóng góp cho kinh tế địa phương, góp phần phát triển ngành nông nghiệp và đời sống người nông dân chăn nuôi bò sữa tỉnh Sơn La theo hướng bền vững.
Cụ thể, chiến lược này tập trung để tăng quy mô đàn bò sữa lên gần gấp đôi đạt xấp xỉ 40.000 con vào năm 2025, sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt trên 500 tấn/ngày. Vinamilk và Mộc Châu Milk sẽ tiếp tục phát huy những thành công của mô hình liên kết nông hộ, đồng thời hỗ trợ bà con ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sữa của đàn bò.
Bên cạnh đó, phát triển dự án trang trại bò sữa công nghệ cao chuẩn quốc tế kết hợp du lịch sinh thái và quy hoạch một nhà máy chế biến sữa hiện đại tại cao nguyên Mộc Châu với tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.600 tỷ đồng.
Các hoạch định chiến lược này được kỳ vọng sẽ tối đa hóa tiềm năng của Mộc Châu Milk cũng như của cao nguyên Mộc Châu, Sơn La về chăn nuôi bò sữa, từ đó, hình thành vùng nguyên liệu sữa chuẩn quốc tế, mang đến cho người tiêu dùng trong nước và nước ngoài nhiều sản phẩm chất lượng.
Những bước tiến nhanh và chắc chắn trong thời gian qua đã cho thấy định hướng đúng đắn của Vinamilk và Mộc Châu Milk trong việc đưa thương hiệu sữa có lịch sử hơn 60 năm này tiến lên một tầm mới cũng như sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi kinh tế và hội nhập sâu của Việt Nam trong thời gian tới.
Lần đầu tiên sau 5 năm, Vinamilk đặt ra một mục tiêu tăng trưởng cao. Trước đó, từ năm 2016 đến nay, công ty tập trung tăng trưởng ổn định với mức bình quân chỉ từ 3 - 7%/năm.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức sở hữu 75% vốn điều lệ của Công ty cổ phần GTNfoods vào ngày 19/12/2019. Do đó, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, đơn vị sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk cũng trở thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.
Liên tục phải khuyến mãi để đẩy hàng, Mộc Châu Milk vẫn khó có thể tăng trưởng bằng với tốc độ chung của toàn ngành sữa.
Ban lãnh đạo của GTNfoods cho biết đã gặp với Ban điều hành Vinamilk và các bên đều thể hiện thiện chí trong việc hợp tác để phát huy thế mạnh đôi bên.
Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.
Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí môi trường - xã hội - quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.
Theo bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với các ngân hàng tại Việt Nam năm 2025 của Decision Lab, SHB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mức độ hài lòng nhanh nhất trong 2 năm liên tiếp, đồng thời nằm trong TOP 10 - bên cạnh nhiều cái tên như Techcombank, Vietcombank, MB, VietinBank…
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.
Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.