Bất động sản
Môi giới bất động sản loay hoay với 'chuẩn hoá' hành nghề
Nhiều môi giới bất động sản dù rất muốn được nhanh chóng cấp chứng chỉ hành nghề để yên tâm làm việc, song vẫn phải chờ đợi vì chưa có cơ hội dự thi.

Thách thức "chuẩn hoá" môi giới bất động sản
Hơn hai tháng sau khi Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi chính thức có hiệu lực, nhiều sàn giao dịch và môi giới bất động sản vẫn "lo lắng không yên" với quy định các cá nhân hành nghề môi giới phải có chứng chỉ hành nghề.
Lãnh đạo một sàn giao dịch bất động sản có quy mô tầm trung tại Hà Nội chia sẻ, mặc dù chất lượng các môi giới của doanh nghiệp rất tốt, các môi giới viên đều có năng lực chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm, song chỉ 60% môi giới có chứng chỉ hành nghề.
Chiếu theo quy định 100% môi giới phải có chứng chỉ hành nghề của Luật Kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều nhân sự chưa có chứng chỉ.
Thời gian vừa qua, sàn đã nhanh chóng cử những nhân sự này tham gia các khoá đào tạo để kiện toàn bộ máy hoạt động. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi các môi giới đạt chứng chỉ cũng khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng do thiếu hụt nhân sự đủ yêu cầu.
Đáng chú ý, trong khi các sàn giao dịch rất "sốt sắng", thì việc tham gia thi chứng chỉ lại không dễ.
Chị Thu, một môi giới bất động sản tại Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, mặc dù rất mong muốn được nhanh chóng cấp chứng chỉ để yên tâm làm việc, song hiện chị vẫn đang chờ đợi để có cơ hội dự thi.
Hiện chị và nhiều đồng nghiệp chỉ biết nghe ngóng thông tin về các đợt thi sát hạch để nộp hồ sơ, nhưng vẫn chưa thấy các công bố kế hoạch tổ chức thi cụ thể từ phía cơ quan quản lý.
Thời gian chờ đợi được cấp chứng chỉ càng kéo dài, ảnh hưởng đến công việc của các môi giới bất động sản "chưa đạt chuẩn" trên thị trường càng lớn.
Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, cả nước mới chỉ có khoảng 40.000 môi giới bất động sản được cấp chứng chỉ hành nghề, rất ít so với số lượng môi giới đang hành nghề trên cả nước.
TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, lực lượng môi giới bất động sản có vai trò trung gian kết nối thực hiện hàng trăm nghìn giao dịch mỗi năm với giá trị hàng triệu tỷ đồng, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho tài sản và lợi nhuận bền vững cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp.
Do đó, việc tăng cường kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản, yêu cầu tất cả cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới phải có chứng chỉ và hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch hoặc dịch vụ môi giới là một bước vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch của thị trường và phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thị trường do hoạt động môi giới.
Hiện các môi giới bất động sản đang "tất bật" chuẩn bị tham gia thi sát hạch lấy chứng chỉ hành nghề, nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp luật mới về kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8.
Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hiện còn nhiều bất cập về chất lượng đào tạo và công tác tổ chức thi, khiến quá trình này trở nên phức tạp và chưa thực sự hiệu quả.
Thứ nhất, về chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới. Theo quy định pháp luật mới về kinh doanh bất động sản, giấy chứng nhận hoàn thành khóa học quản lý đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới là một trong những điều kiện cần để dự thi kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề.
Trước yêu cầu đó, thời gian gần đây, hàng loạt các khóa học đào tạo đã được tổ chức, chủ yếu dưới dạng trực tuyến, nhưng chất lượng các chương trình không đồng đều.
Theo ghi nhận của Hội Môi giới và phản ánh của các môi giới viên, nhiều cơ sở đào tạo thiếu giảng viên có kinh nghiệm thực tế, hoặc không có kiến thức chuyên sâu về luật và quy định hiện hành. Bài kiểm tra đánh giá để cấp giấy chứng nhận cũng chỉ mang tính hình thức.
Đáng chú ý, các khóa học trên lại rất “hút khách". Còn các khóa học được tổ chức bởi các đơn vị chuyên nghiệp, uy tín với nội dung giảng dạy chất lượng và sát với thực tế, lại kém thu hút, thậm chí bị học viên “ngó lơ" do yêu cầu khắt khe trong việc học và thi.
Bên cạnh chất lượng đào tạo, việc tổ chức các kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ môi giới cũng chưa được triển khai đồng bộ và rộng khắp trên cả nước. Rất nhiều môi giới có ý định gắn bó lâu dài với nghề, đã trải qua quá trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng tham gia các kỳ thi sát hạch, nhưng phải chờ đợi thời gian dài để có cơ hội dự thi.
Điều này gây khó khăn cho những người đang hành nghề đang muốn nhanh chóng được cấp chứng chỉ.
Minh chứng là đến thời điểm hiện tại, luật mới đã có hiệu lực được 2 tháng, nhưng vẫn chưa có bất kỳ tỉnh/thành nào công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi sát hạch.
Theo quy định mới, trách nhiệm tổ chức kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ được chuyển sang ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - đơn vị không có kinh nghiệm, không có cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này.
Do đó, nhiều khả năng môi giới vẫn tiếp tục khó tiếp cận chứng chỉ, bởi các địa phương vẫn “e ngại", chưa sẵn sàng thực thi, ông Đính chia sẻ.
Bên cạnh các sàn giao dịch, môi giới viên tích cực hoàn thiện quy chuẩn của nghề, theo ông Đính, không ít môi giới không tham gia các khóa học đào tạo và thi sát hạch do không “sợ” phạt.
Trước đó, Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã có quy định xử phạt hành chính đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập, không có chứng chỉ hành nghề.
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin về bất cứ trường hợp xử phạt nào. Thậm chí, tại một số địa phương có thị trường bất động sản sơ khai, nhiều “cò đất" còn không biết tới các quy định mới này.
Đảm bảo chuẩn mực nghề môi giới
Trước thực trạng trên, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, để các kỳ thi sớm được tổ chức với chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, Sở Xây dựng hoặc các cơ quan, đơn vị có chức năng tổ chức thi chứng chỉ hành nghề môi giới cần tham mưu cho địa phương về chính sách, quy định liên quan đến tổ chức thi và cấp chứng chỉ.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần đảm bảo quá trình tổ chức thi diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời giám sát chất lượng và tính minh bạch của các kỳ thi này.
Ngoài ra, để nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch của thị trường và phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thị trường do hoạt động môi giới, cơ quan quản lý cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngành nghề.
Cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và công khai danh sách các cơ sở đào tạo đủ điều kiện, đảm bảo các cơ sở đào tạo phải được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt và có quy trình đào tạo giảng viên đạt chuẩn.
Đồng thời, các chế tài xử lý những cá nhân hoặc đơn vị tổ chức đào tạo không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ quy định cũng cần đủ mạnh để đủ sức răn đe.
Đặc biệt, hiện nay, việc giám sát hoạt động môi giới chưa được thực hiện chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhiều môi giới không quan trọng việc học và thi lấy chứng chỉ.
Do đó, nhà nước cần nâng cao công tác hậu kiểm sau khi cấp chứng chỉ và có các cơ chế giám sát hoạt động của môi giới, nhằm đảm bảo họ tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và chuẩn mực nghề nghiệp.
Yêu cầu mới với nghề môi giới bất động sản
Chuyển đổi số trong hoạt động môi giới bất động sản
Chuyển đối số được coi là chìa khóa nâng tầm giá trị, định hướng hoạt động của môi giới bất động sản theo hướng chuyên nghiệp hơn, hướng tới phát triển thị trường minh bạch và bền vững.
Cách giúp môi giới bất động sản không bị đào thải
Môi giới bất động sản sẽ tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức hơn nữa trong thời gian tới.
5 yếu tố giúp môi giới bất động sản "kề vai sát cánh" vượt qua khó khăn
Tranh thủ thời điểm thị trường trầm lắng để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời kiên quyết nói không với hành vi tiêu cực làm tổn thương đến thị trường, nhà đầu tư là hai trong 5 giải pháp quan trọng được ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhắn nhủ tới các hội viên để cùng "kề vai sát cánh" vượt qua khó khăn.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.