Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư 5 dự án CCN tại Hưng Yên liên quan nhiều đến đại gia Đặng Thành Tâm.
Sở Công thương tỉnh Hưng Yên vừa báo cáo đề nghị UBND tỉnh xem xét, bổ sung 5 dự án cụm công nghiệp (tổng diện tích 375ha) vào quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng tới 2030.
5 cụm công nghiệp (CCN) được đề nghị bổ sung vào quy hoạch gồm: Kim Động, Chính Nghĩa, Ân Thi, Đặng Lễ, Kim Thi. Lý do bổ sung là do CCN trên địa bàn huyện Kim Động và Ân Thi hiện không đủ đáp ứng nhu cầu đất để phát triển công nghiệp ngày càng lớn, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng mức đầu tư của mỗi CCN là khoảng 828 tỷ đồng. Cơ cấu vốn gồm: vốn tự có nhà đầu tư khoảng 168 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư dự án), còn lại vốn vay, vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
CCN Kim Động (diện tích khoảng 75ha tại địa bàn 2 huyện Kim Động và Ân Thi) thu hút các dự án theo các ngành nghề: Sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô (động cơ và chi tiết động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu…), dự án sử dụng tiết kiệm năng lượng công nghệ sạch không gây ô nhiễm môi trường. Dự án chia ra 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư từ quý II/2021, thực hiện đầu tư từ quý IV/2021 đến quý IV/2024, quản lý khai thác dự án từ quý IV/2024. Trong đó tiến độ đầu tư hạ tầng từ quý IV/2021 đến quý IV/2024.
Các cụm CCN còn lại như Chính Nghĩa, Ân Thi, Đặng Lễ, Kim Thi đều có chỉ số diện tích, quy mô vốn lẫn tiến độ tương tự.
Theo thẩm định của cơ quan chức năng sở tại, nhà đầu tư là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án xây dựng dân dụng, đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh khác.
Các dự án đều do Công ty CP Tập đoàn đầu tư và phát triển Hưng Yên đăng ký làm chủ đầu tư. Công ty này đăng ký kinh doanh lần đầu vào tháng 2/2021, đặt trụ sở tại TP. Hưng Yên, vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng.
Các cổ đông sáng lập gồm Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP (nắm 60% vốn); Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (30%) và Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng (10%), do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch hội đồng quản trị.
Số dư tài khoản thanh toán của Công ty CP Tập đoàn đầu tư và phát triển Hưng Yên xác nhận tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội là 1.800 tỷ đồng vào ngày 6/5/2021.
Đồng thời, xác nhận các nghị quyết hội đồng quản trị (cùng ngày 3/2/2021) của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP; Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng về việc tham gia góp vốn và cử người đại diện quản lý phần vốn góp vào Công ty CP Tập đoàn đầu tư và phát triển Hưng Yên.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội cũng cam kết cho vay 3.300 tỷ đồng để thực hiện 5 dự án CCN nói trên vào ngày 26/4/2021 (mỗi CCN được cam kết cho vay để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 660 tỷ đồng).
Hiện tại, địa bàn huyện Kim Động giai đoạn đến năm 2020 có 3 CCN được quy hoạch gồm: Lương Bằng – Hiệp Cường, Vũ Xá 1, Phạm Ngũ Lão – Nghĩa Dân. Trong đó, CCN Phạm Ngũ Lão – Nghĩa Dân (thành lập tháng 7/2020 với diện tích 75ha). Trong hồ sơ có 8 doanh nghiệp đăng ký thuê đất tổng diện tích là 83ha, chiếm tỷ lệ 100% đất công nghiệp. Đồng thời, ngày 26/4/2021, UBND huyện Kim Động đã có tờ trình về việc đưa 2 CCN Vũ Xá 1, Lương Bằng – Hiệp Cường ra khỏi quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Trên địa bàn huyện Ân Thi giai đoạn đến năm 2020 có 5 CCN được quy hoạch gồm: Văn Nhuệ, Vân Du – Quang Vinh, Quảng Lãng – Đặng Lễ, Phù Ủng, Đa Lộc. Trong đó, có 3 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập gồm Quảng Lãng – Đặng Lễ diện tích 75ha, hiện có 1 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh tiếp nhận đầu tư.
Đồng thời, trong hồ sơ đề nghị thành lập CCN có 10 doanh nghiệp đã đăng ký thuê đất với tổng diện tích là 47ha chiếm tỷ lệ trên 90% đất công nghiệp); CCN Vân Du – Quang Vinh diện tích 45ha, tại vị trí CCN hiện có 12 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh tiếp nhận, trong đó có 9 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, tổng diện tích là 32,5ha, chiếm tỷ lệ trên 93% đất công nghiệp; CCN Văn Nhuệ diện tích 50ha, trong hồ sơ đề nghị thành lập CCN có 3 doanh nghiệp đã đăng ký thuê đất với tổng diện tích là 22ha, chiếm tỷ lệ trên 60% đất công nghiệp.
Còn lại CCN Phù Ủng, Đa Lộc đã thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập (Trong hồ sơ đề nghị thành lập CCN Phù Ủng có 2 doanh nghiệp đã đăng ký thuê đất với tổng diện tích là 23ha, chiếm tỷ lệ trên 85% đất công nghiệp; hồ sơ đề nghị thành lập CCN Đa Lộc có 7 doanh nghiệp đăng ký thuê đất với tổng diện tích là 37ha, chiếm tỷ lệ trên 75% đất công nghiệp.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.