Tài chính
Mùa tất bật 'lạ thường' của ngành bảo hiểm
Nhân lực ngành bảo hiểm đang được huy động tối đa nhằm nỗ lực khắc phục các tổn thất, thiệt hại của tổ chức và cá nhân trong bão số 3.
Nhân sự ngành bảo hiểm lên đường làm nhiệm vụ
Dù không thuộc các ngành, đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động cứu hộ, cứu nạn sau cơn bão số 3 (bão Yagi) ở các tỉnh miền Bắc, nhưng từ nhiều ngày nay, giám định viên thuộc các doanh nghiệp bảo hiểm đã lần lượt lên đường và tiếp cận các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang.
Đội ngũ này ra quân nhằm giám định hiện trường, tổn thất cho các khách hàng tổ chức và cá nhân đã mua bảo hiểm và chịu thiệt hại trong bão.
Dù chưa có một thống kê chính thức từ phía cơ quan chức năng, nhưng theo đánh giá nhanh của TheLEADER, các dạng tài sản bị thiệt hại khi bão số 3 đi qua rất đa dạng, từ khách sạn, du thuyền, nhà xưởng, máy móc cho tới nhà riêng, xe ô tô, cây xanh...
Đại diện Bảo hiểm Bảo Việt thông tin, tính đến ngày 10/9, công ty ghi nhận tổng cộng 437 vụ yêu cầu bồi thường liên quan đến cơn bão số 3.
Dựa trên đánh giá sơ bộ của Bảo Việt, tổng giá trị tổn thất của các vụ bồi thường tính đến sáng ngày 10/9 ước tính lên tới gần 385 tỷ đồng.
Để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, toàn bộ đội ngũ giám định viên, giám định hiện trường, giám định tổn thất chuyên nghiệp của Bảo Hiểm Bảo Việt tại các khu vực bị ảnh hưởng và các khu vực khác đã được huy động để kiểm tra, đánh giá các tổn thất được kịp thời và hiệu quả.
"Bảo Hiểm Bảo Việt đã huy động và đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ bồi thường trên địa bàn các tỉnh, thành phố bị tác động của cơn bão. Đồng thời, công ty cũng chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng địa phương và làm việc trực tiếp với khách hàng để ghi nhận, xác định mức độ thiệt hại", vị đại diện nói.

Tại Bảo hiểm Hàng không (Bảo hiểm VNI), sự tất bật tương tự cũng diễn ra nhiều ngày nay. Đại diện Bảo hiểm VNI cho biết, nhiều đoàn công tác đang có mặt ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình... để kịp thời hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả.
Tính đến ngày 10/9, Bảo hiểm VNI đã tư vấn, hỗ trợ cho hơn 200 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hàng hóa, tàu thuyền chưa bao gồm tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người.
Bà Tào Thị Thanh Hoa, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm VNI cho biết: "Ưu tiên nhất lúc này là kịp thời trợ khách hàng giảm thiểu thiệt hại, xử lý tạm ứng bồi thường nhanh chóng nhằm giúp khách hàng sớm ổn định sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cử thêm đoàn công tác đến các điểm đang bị ngập lụt, tổn thất sau bão".
Bà Hoa chia sẻ thêm, ngay khi nhận được tin cơn bão số 3, Bảo hiểm VNI đã nhanh chóng gửi thông tin khuyến cáo, hướng dẫn khách hàng các biện pháp tránh bão, bảo vệ con người, tài sản nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại phòng ngừa tổn thất thông qua nhiều phương tiện khác nhau.
Thông tin trước đó, Bảo hiểm PVI cho hay, tính đến sáng 9/9, doanh nghiệp đã ghi nhận 210 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tính số tiền bồi thường là 320 tỷ đồng, chưa kể tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người.
Bảo hiểm PVI đang chủ động phối hợp với các bên liên quan xử lý tổn thất với thời gian nhanh nhất, giảm thiểu tối đa thủ tục, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Ưu tiên lớn nhất lúc này của ngành bảo hiểm
Trước những thiệt hại mà cơn bão số 3 gây ra cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị các đơn vị bảo hiểm báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm.
Đồng thời, cơ quan này nhấn mạnh doanh nghiệp bảo hiểm cần thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng và quy định pháp luật.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức thực hiện hỗ trợ nhân đạo theo quy chế nội bộ và quy định pháp luật có liên quan.
Về phía Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đơn vị này cho biết, các doanh nghiệp ngành bảo hiểm đã và đang tích cực chủ động liên hệ với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm để thực hiện hỗ trợ nhân đạo và giải quyết nhanh chóng quyền lợi bảo hiểm.
Tại hầu hết các doanh nghiệp trong ngành, công tác thống kê, giám định và xử lý bồi thường cho các khách hàng đang được chỉ đạo khẩn trương để nhanh chóng hỗ trợ, bồi thường cho cá nhân, đơn vị chịu thiệt hại.
"Mặc dù những thiệt hại từ bão số 3 gây ra sẽ tác động lớn tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo biểm, trong đó có MIC, nhưng chúng tôi xác định việc hỗ trợ bồi thường nhanh cho khách hàng để giảm tải bớt khó khăn, nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh là ưu tiên hàng đầu", đại diện Bảo hiểm MIC chia sẻ.

Thực tế, cơn bão số 3 quét qua các tỉnh thành miền Bắc đã gây ra thiệt hại nặng nề. Theo thống kê mới nhất, đã có nhiều người chết và bị thương, hàng chục tàu thuyền bị chìm, hàng ngàn nhà cửa, cây xanh, trụ điện hư hỏng, bật gốc…
Hoàn lưu bão tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang. Từ đây, các doanh nghiệp bảo hiểm khuyến cáo tổ chức, cá nhân, lưu ý tuân thủ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng về giải pháp bảo vệ tài sản tốt nhất.
Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài các biện pháp bảo vệ, chủ tài sản cần xem kỹ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm có bao gồm các rủi ro về thiên tai, bão lũ. Nếu không bao gồm sẽ không được chi trả.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, mức bồi thường, chi trả sẽ được xác định theo các điều khoản cụ thể trong hợp đồng đã ký kết.
Để đảm bảo quyền lợi tối đa, doanh nghiệp bảo hiểm khuyến nghị người dân thực hiện theo ba bước.
Bước một là thông báo tổn thất. Khách hàng được khuyến cáo cần nhanh chóng thông báo về thiệt hại qua các kênh liên hệ chính thức của doanh nghiệp.
Bước hai, chuẩn bị tài liệu liên quan. Khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết như hình ảnh hiện trường, hình ảnh tổn thất, các biên bản xác định thiệt hại, và các giấy tờ khác hỗ trợ quá trình xác minh tổn thất.
Bước ba, phối hợp với chuyên viên giám định. Đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp sẽ tiếp cận hiện trường, tiến hành kiểm tra và đánh giá thiệt hại một cách nhanh chóng và minh bạch.
Ngành bảo hiểm trên hành trình khôi phục niềm tin
Bảo hiểm Petrolimex tăng tốc chuyển đổi số toàn diện
Sau khi đã thành công tái cơ cấu mô hình tổ chức, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) đang chuẩn bị tăng tốc triển khai các bước trong lộ trình chuyển đổi số giai đoạn 2023-2028.
Generali kiên định với chiến lược bảo hiểm minh bạch
Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm đang chuyển mình, Generali Việt Nam xem đây là thách thức song cũng là cơ hội để điều hướng hoạt động kinh doanh, tăng cường tính trung thực và minh bạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.
Kể chuyện thương hiệu theo cách của Bảo hiểm FWD
FWD Việt Nam vừa ra mắt chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play), tiếp tục khẳng định vị thế trên đường đua truyền cảm hứng và thế mạnh trong lối kể chuyện thương hiệu.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.