Tiêu điểm
Mức độ công khai ngân sách thấp đáng quan ngại
Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Đức Thành, đại diện nhóm nghiên cứu chỉ số công khai ngân sách của các bộ và cơ quan Trung ương (MOBI), mức điểm trung bình của năm 2021 tiếp tục gây thất vọng khi chỉ đạt 30,9/100 điểm.

Cụ thể theo ông Thành, vào thời điểm khảo sát chỉ số MOBI gần nhất (31/3/2022), có tới 14/44 cơ quan trung ương không công khai bất cứ một tài liệu nào theo quy định của pháp luật. Các đơn vị có công khai thì đại đa số mức độ còn sơ sài, không đầy đủ.
Mặc dù mức độ công khai ngân sách của các bộ, cơ quan Trungương dù có sự cải thiện so với những năm trước đó, nhưng vẫn ở mức thấp đáng quan ngại. Mức điểm trung bình của MOBI 2021 chỉ đạt 30,9 tiếp tục gây thất vọng. Con số này tăng 9,26 điểm so với năm 2020.
So sánh với việc công khai ngân sách của địa phương, ông Thành cho rằng, các cơ quan trung ương đã đi sau rất nhiều.
Bộ Tài chính vẫn là đơn vị có thứ hạng cao nhất trong MOBI 2021 với 76,16 điểm quyđổi, và là đơn vị duy nhất xếp hạng công khai ở mức ĐẦY ĐỦ. Xếp thứ hai là Đài Truyền hình ViệtNam với 72,09 điểm, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở vị trí thứ ba với 59,09 điểm.
Bên cạnh tính sẵn có còn thấp về tài liệu ngân sách như nhận đinh của ông Thành, trong kỳ đánh giá năm 2021, MOBI tiếp tục khảo sát mức độ công khai ngân sách dựa trên cácchỉ số về tính kịp thời, tính đầy đủ, tính thuận tiện và tính liên tục của 6 loại tài liệungân sách bắt buộc phải công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cácđơn vị.
Về tính kịp thời, nhìn chung có sự cải thiện nhẹ nhưng không đáng kể. Trong số 23 đơn vị có công bốtài liệu về dự toán ngân sách 2022, chỉ có 7 đơn vị công bố đúng thời hạn làtrong vòng 15 ngày kể từ 31/12/2020. Đối với tài liệu về quyết toán ngân sách năm 2020,có 12/20 đơn vị có công khai thông tin công bố đúng thời hạn. Các tàiliệu còn lại gồm báo cáo tình hình thực hiện ngân sách đơn vị quý 1, sáu tháng, chín tháng và cả năm 2021 chỉ được công khai đúng hạn bởi lần lượt 6, 7 và 7 đơn vị.
Không có đơn vị nào công khaiđúng hạn báo cáo tình hình thực hiện ngân sách cả năm 2021.
Về tính thuận tiện, có 33/44 đơn vị có điểm về tính thuận tiện. Định dạng của các tài liệu ngân sách được côngkhai trên cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử của đơn vị chủ yếu dưới dạng pdf hoặcscan ảnh do vậy còn hạn chế cho người dân đọc và sử dụng thông tin ngân sách từ các định dạngtài liệu này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và công nghệ và Ủy ban Dân tộc lànhững đơn vị công khai các tài liệu có định dạng excel, dễ dàng trong việc tiếp cận và sử dụng tàiliệu.
Về tính đầy đủ, các tài liệu ngân sách được công khai chưađầy đủ nội dung tại Thông tư 90/2018/TT-BTC, còn thiếu báo cáo thuyết minh hoặc không đầyđủ nội dung của các bảng biểu.
Trong số 30 đơn vị có công khai ít nhất một trong sáu tài liệu ngânsách, Bộ Tài chính, Đài Truyền hình Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là những đơn vịdẫn đầu về tính đầy đủ của các tài liệu ngân sách.
Kết quả khảo sát MOBI 2021 cho thấy các bộ, cơ quan Trung ương cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện đúng quy định công khai ngân sách theo như Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và hướng dẫn tạiThông tư 61/2017/TT-BTC và Thông tư 90/2018/TT-BTC
PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính, chuyên gia chính của nhóm nghiên cứu chỉ số MOBI cho rằng, việc công khai ngân sách nhà nước của các bộ ngành vài năm qua chưa thực sự được cải thiện nhất là so với việc công khai ngân sách của các địa phương, chưa thể hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương dưới góc độ về minh bạch ngân sách.
"Việc sau gần một thập niên thực hiện Luật Ngân sách mới, các bộ, cơ quan trung ương vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách theo tinh thần của Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và hướng dẫn của các Thông tư 61/2017 và 90/2018 của Bộ Tài chính, là một thực tế đáng lo ngại trong quản trị nhà nước", ông Thành nhận định.

Các chuyên gia khuyến nghị, Quốc hội cần cân nhắc bổ sung nội dung giám sát tình hình thực hiện công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương vào chương trình hoạt động giám sát hàng năm của Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, bao gồm cả giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề.
Quốc hội cần xem xét hoạt động công khai ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan Trungương như một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động của các cơ quan này. Có thể xem xét mức độ công khai ngân sách của các bộ, cơ quan Trung ương như một trong những tiêu chí để phân bổ ngân sách hàng năm.
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 chưa quy định chế tài xử lý khi các đơn vị sử dụng ngân sách không thực hiện công khai ngân sách như quy định tại điều 15 của Luật. Do vậy, Quốc hội cần xem xét bổ sung chế tài xử lý các vi phạm về thực hiện công khai ngân sách theo quy định của pháp luật.
Kinh nghiệm cải thiện mức độ công khai ngân sách của các địa phương
Điểm đáng lưu ý trong chỉ số công khai ngân sách tỉnh 2020
Chỉ có một đại diện trong các thành phố trực thuộc trung ương lọt vào tốp 5 về chỉ số công khai ngân sách tỉnh. Một số thành phố thậm chí có điểm xếp hạng dưới trung bình.
Nghịch lý trong Chỉ số công khai ngân sách tỉnh 2018
Kết quả Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) 2018 cho thấy hầu hết thành phố trực thuộc trung ương thuộc nhóm công khai chưa đầy đủ hoặc công khai ít.
Bộ Tài chính nói gì về chỉ số công khai ngân sách Việt Nam thấp?
Theo đại diện Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính, Việt Nam có những đặc thù riêng như hệ thống ngân sách lồng ghép, một hệ thống mà rất ít các nước trên thế giới có. Do đó, việc tính toán các chỉ số công khai ngân sách cần tính đến tính đặc thù của từng quốc gia.
Chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam dưới mức trung bình toàn cầu
Việt Nam xếp hạng dưới mức trung bình toàn cầu về công khai ngân sách và sự tham gia của công chúng vào các quá trình liên quan đến ngân sách trong năm 2017.
Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Bắt 2 cán bộ kiểm định kỹ thuật tại TP.HCM làm giả chứng nhận an toàn thiết bị
Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt giữ hai cán bộ, lãnh đạo thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II tại TP.HCM vì cấp giấy hợp quy khống cho công trình, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Chốt thời điểm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện tái tạo
Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình yêu cầu các bộ, ngành , địa phương tiếp tục rà soát lại các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng liên quan đến trình tự về thủ tục xây dựng, cấp phép, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giá ưu đãi FIT.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Rộng cửa cho năng lượng tái tạo
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Tick xanh trách nhiệm: Lợi thì có, doanh nghiệp vẫn ngó lơ
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Vingroup khởi công siêu đô thị du lịch trên biển Cần Giờ
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.
Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày khai trương: Có gì đặc biệt trong siêu dự án 11.000 tỷ?
Sau hơn 20 tháng thi công, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.