Phát triển bền vững

Mục tiêu tài chính khí hậu thất bại năm thứ 11 liên tiếp

Phương Anh Thứ bảy, 16/09/2023 - 16:31

Các quốc gia giàu có hơn – những quốc gia chịu trách nhiệm nhiều hơn với biến đổi khí hậu – đang không đáp ứng các nghĩa vụ tài trợ khí hậu quốc tế mà họ đã đồng ý thực hiện.

Tổ chức Nghiên cứu các vấn đề toàn cầu (ODI) mới đây cho biết, các nước phát triển lại thất bại trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khí hậu quốc tế của họ.

Mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD tài chính khí hậu mỗi năm – được các quốc gia phát triển nhất trí ở Copenhagen vào năm 2009 – đã bị bỏ lỡ năm thứ 11 liên tiếp, dựa trên dữ liệu đầy đủ nhất hiện có của năm 2021.

Báo cáo mới nhất từ ODI cho thấy, với mục tiêu hàng năm là 100 tỷ USD, Mỹ đã cung cấp 9 tỷ USD, chỉ chiếm hơn 1/5 phần đóng góp mà nước này cần thực hiện. Nếu Mỹ muốn đáp ứng sự thiếu hụt về tài trợ, nước này sẽ cần cung cấp thêm 34 tỷ USD mỗi năm.

Tám quốc gia phát triển khác, bao gồm Na Uy, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Thụy Sĩ, Luxembourg, và Hà Lan, đã đạt được mục tiêu phần đóng góp.

Vương quốc Anh, quốc gia bị chỉ trích hồi đầu năm nay vì cố gắng rút lại các cam kết tài chính về khí hậu, chỉ cung cấp 2/3 số tiền phần đóng góp trong năm 2021.

Về tài chính thích ứng biến đổi khí hậu, với mục tiêu đặt ra là tăng gấp đôi vào năm 2025 so với năm 2019, Mỹ thiếu hụt đóng góp lớn nhất, với mức thiếu 14 tỷ USD so với ngưỡng cần thực hiện.

Cùng với đó, không có nước nào trong số các nước Úc, Tây Ban Nha, Canada và Anh đáp ứng được phần đóng góp công bằng mà họ cần thực hiện. Mỗi nước trong số này thiếu hụt 500 triệu – 1 tỷ USD tiền tài trợ.

TS. Laetitia Pettinotti, thành viên nghiên cứu ODI, tác giả chính của báo cáo, đánh giá: “Đây là sự thất bại hoàn toàn về trách nhiệm của các nước phát triển – những nước chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia tự nhận là quốc gia dẫn đầu về khí hậu trên thế giới, như Anh, Canada và Úc – những thành viên của nhóm tiên phong toàn cầu về tài chính thích ứng – nhưng lại đang không đóng góp một cách công bằng”.

Vị này nhấn mạnh, hiểu được tiến trình của từng quốc gia trong việc cung cấp phần đóng góp công bằng của họ là rất quan trọng, nếu thế giới muốn tạo ra trách nhiệm giải trình và tham vọng cần thiết để đẩy nhanh hành động về khí hậu.

Ông David Nicholson, Giám đốc khí hậu của Mercy Corps, cho rằng, vào thời điểm mà các thảm họa do khí hậu gây ra trở nên thường xuyên và tàn khốc hơn, không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc các quốc gia đóng góp phần tài chính thích ứng và khí hậu công bằng.

Mục tiêu 100 tỷ USD lẽ ra cần phải đạt được ba năm trước. Tuy nhiên, các nước giàu vẫn chưa thực hiện được các cam kết của họ, càng làm trầm trọng thêm sự mất lòng tin giữa các nước phát triển và đang phát triển.

“Điều quan trọng là nguồn tài trợ cho khí hậu và thích ứng phải minh bạch hơn, mới hơn, và mang tính bổ sung hơn”, vị này nhấn mạnh.

Theo ông, các nguồn tài chính cần được cung cấp dưới hình thức tài trợ hoặc các công cụ ưu đãi khác, với cơ chế giải trình trách nhiệm mạnh mẽ cho những người đóng góp, và cần tạo điều kiện cho địa phương có nhiều trách nhiệm hơn, cũng như khả năng phản ứng nhanh hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng.

Việc thực hiện các cam kết tài chính này không chỉ là một mệnh lệnh đạo đức đối với những người phải chịu đựng hậu quả của cuộc khủng hoảng khí hậu, mà còn là một bước thiết yếu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển

Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển

Tiêu điểm -  1 năm
Vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế, du lịch ven biển đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng từ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, như lũ lụt, nước biển dâng.
Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển

Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển

Tiêu điểm -  1 năm
Vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế, du lịch ven biển đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng từ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, như lũ lụt, nước biển dâng.
Sản xuất cà phê lâm nguy vì biến đổi khí hậu

Sản xuất cà phê lâm nguy vì biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Biến đổi khí hậu đe dọa sản xuất cà phê do diện tích đất để canh tác bị thu hẹp, và chất lượng cũng như sản lượng hạt cà phê sụt giảm.

Việt Nam có thể tốn thêm hơn 700 tỷ USD vì rủi ro biến đổi khí hậu

Việt Nam có thể tốn thêm hơn 700 tỷ USD vì rủi ro biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Tổng nhu cầu tài chính phát sinh thêm của Việt Nam để xử lý những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh có thể lên đến khoảng 701 tỷ USD trong giai đoạn 2022 – 2040, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.

Tăng cường tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu

Tăng cường tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Ngân hàng Phát triển châu Á mới đây đã công bố Quỹ Tài chính đổi mới cho khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP), một chương trình mang tính bước ngoặt có thể tăng cường hỗ trợ đáng kể cho khu vực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Sáng kiến tăng khả năng chống chịu của công trình với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Sáng kiến tăng khả năng chống chịu của công trình với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 năm

Khi Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải carbon thấp và bền vững, IFC sẽ hỗ trợ các tòa nhà và đô thị của Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân, đồng thời, giảm thiểu các tác động xã hội và kinh tế của thiên tai.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.