Quốc tế
Mỹ nới ‘xích’ cho Huawei sau cú đánh của Google
Mỹ đã tạm thời nới lỏng hạn chế với Huawei nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nội địa sau khi Google ngừng cấp phép sử dụng Android cho với nhà sản xuất Trung Quốc.

Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã tuyên bố nới lỏng một số hạn chế áp dụng với Huawei trước đó trong bối cảnh những cấm đoán này khiến các doanh nghiệp Mỹ khó làm ăn với Huawei, theo thông tin từ CNN.
Mặc dù không kinh doanh nhiều tại Mỹ, Huawei lại là mối thiết bị mạng duy nhất cho nhiều nhà cung cấp Internet ở nông thôn Mỹ.
Các doanh nghiệp này cho biết việc thay thế công nghệ của Huawei sẽ mất thời gian và thậm chí có thể không thể.
Bộ Thương mại Mỹ đã cấp giấy phép tạm thời cho phép Huawei mua hàng hóa của Mỹ nhằm duy trì mạng lưới hiện có, tiếp tục cung cấp dịch vụ không dây. Mặc dù vậy, Huawei vẫn bị cấm mua thiết bị của Mỹ để sản xuất sản phẩm mới.
Giấy phép này sẽ có hiệu lực trong vòng 90 ngày, cho phép các nhà mạng viễn thông đang sử dụng thiết bị của Huawei có thời gian sắp xếp cũng như để Bộ Thương mại Mỹ xác định các biện pháp phù hợp.
Tuần trước, Bộ này đã đưa Huawei và 70 chi nhánh vào "Entity List" - danh sách những doanh nghiệp bị cấm mua linh kiện và công nghệ từ công ty Mỹ khi không có sự chấp thuận từ Chính phủ.
Việc Huawei bị đưa vào "danh sách đen" đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Mỹ phải có giấy phép đặc biệt mới được bán sản phẩm cho thương hiệu đến từ Trung Quốc này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó đã ký sắc lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông từ những nguồn được cho là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Sắc lệnh này viện dẫn Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) năm 1977, cho phép tổng thống có quyền điều chỉnh các hoạt động thương mại để đối phó với mối đe dọa khẩn cấp quốc gia.
Động thái trên diễn ra giữa bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất leo thang trở lại, đàm phán rơi vào bế tắc và không đem lại kết quả tích cực như kỳ vọng.
Thông tin từ Reuters ngày hôm qua (20/5) cho biết Google ngừng cấp phép sử dụng Android với Huawei, bao gồm việc chuyển giao các sản phẩm phần cứng và phần mềm.
Gã khổng lồ Trung Quốc ngay lập tức mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ điều hành Android, tức sẽ không có bản cập nhật bảo mật Android nào cho các thiết bị của Huawei.
Ngoài ra, các điện thoại mới của Huawei cũng sẽ không được truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ phổ biến, trong đó có kho phần mềm Google Play Store, ứng dụng Gmail và YouTube.
Nếu người dùng điện thoại của Huawei tiếp tục sử dụng các phiên bản Android cũ, cơ bản sẽ không có ảnh hưởng gì đến trải nghiệm. Huawei đã cam kết sẽ cập nhật các bản vá bảo mật nếu cần thiết và các dịch vụ của Google vẫn có thể sử dụng được.
Tuy nhiên, nếu người dùng muốn được trải nghiệm các phiên bản Android mới nhất như Android 10 sắp tới, họ chỉ có thể hy vọng rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm có giải pháp, Theverge đưa tin.
Việc Mỹ nới trừng phạt Huawei được giới chuyên gia đánh giá tương tự động thái của nước này hồi tháng 7 năm ngoái đối với ZTE, một công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc khác.
Tháng 4/2018, Mỹ cấm ZTE mua linh kiện và công nghệ của Mỹ.
Ngày 13/7/2018, Mỹ đã dỡ trừng phạt ZTE sau khi công ty này nộp phạt 1,4 tỷ USD cho Chính phủ Mỹ và chấp nhận yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo. ZTE sau đó mới có thể trở lại với hoạt động bình thường từ bờ vực sụp đổ vì sự trừng phạt của Washington.
Mỹ ‘trảm’ Huawei giữa căng thẳng thương mại gay gắt
Huawei nhận tin xấu từ Nhật Bản sau khi lãnh đạo cấp cao bị bắt
Nhật Bản hiện đang có kế hoạch cấm mua thiết bị chính phủ được cung cấp bởi Huawei và ZTE nhằm chống lại việc rò rỉ và tấn công trên mạng.
New Zealand nối bước Mỹ cấm cửa thiết bị 5G của Huawei
Cơ quan tình báo của New Zealand mới đây đã có lời từ chối đối với việc sử dụng thiết bị 5G của Huawei vì lý do an ninh quốc gia.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.