Quốc tế

Mỹ, Trung đồng thuận gỡ bỏ dần thuế quan bổ sung

Hoài Nam Thứ năm, 07/11/2019 - 20:00

Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý về việc xóa bỏ thuế quan đã được bổ sung trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực hoàn thành một thỏa thuận thương mại tạm thời.

Hàng trăm tỷ USD giá trị xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng được "cứu" khỏi gia tăng thuế quan. Ảnh: CNBC.

Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong mới đây cho biết, Bắc Kinh và Washington đã có nhiều cuộc thảo luận trong hai tuần qua nhằm cố gắng chấm dứt chiến tranh thương mại và tiến tới một thỏa thuận giúp ổn định nền kinh tế thế giới.

"Cả hai bên đã đồng ý loại bỏ các mức thuế quan bổ sung đã được áp dụng trong các giai đoạn khi thỏa thuận được tiến hành", SCMP dẫn lời ông Cao.

Cụ thể, nếu Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận ở giai đoạn 1, cả hai bên sẽ cùng quay ngược lại mức thuế quan bổ sung hiện có theo cùng một tỷ lệ. Tỷ lệ này sẽ được đàm phán và quyết định trong nội dung thỏa thuận.

“Chiến tranh thương mại bắt đầu bằng thuế quan, và nên kết thúc bằng việc hủy bỏ thuế quan”, Reuters dẫn lời ông Cao trong cuộc họp báo mới đây.

Trang này dẫn nguồn tin trước đó cho biết các nhà đàm phán Trung Quốc mong muốn phía Mỹ giảm 15% thuế quan đối với 125 tỷ USD giá trị hàng xuất khẩu bị đánh thuế có hiệu lực ngày 1/9 vừa qua cũng như kỳ vọng "cứu" 250 tỷ USD khỏi mức thuế 25% trước đó.

Cho đến nay, thời gian và địa điểm của việc ký kết thỏa thuận thương mại một phần của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa thể được đưa ra chính thức sau nhiều lần bị trì hoãn.

Lúc đầu, hai bên dự kiến ký kết bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Chile vào giữa tháng 11 nhưng sự kiện này đã bị hủy do biểu tình rầm rộ ở thủ đô Santiago của Chile.

Vài ngày qua, giới chức Mỹ bày tỏ lạc quan vào việc ký kết có thể diễn ra trong tháng này nhưng một lần nữa, sự kiện mang tính bước ngoặt trong căng thẳng thương mại nhiều khả năng bị lùi sang tháng 12, theo Bloomberg.

Nguồn tin cho biết hai địa điểm của Mỹ được cân nhắc làm nơi tổ chức cuộc gặp là bang Iowa và Alaska đã bị loại, và lễ ký có thể sẽ được tổ chức ngoài Mỹ.

Không ít nhà đầu tư và giới quan sát kỳ vọng vào bước tiến tích cực giữa Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên điều tích cực này chưa thể giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu đang đối mặt.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Larry Summers trong cuộc phỏng vấn với CNBC đánh giá: “Chúng ta sẽ tự lừa dối mình nếu cho rằng lễ ký thỏa thuận sẽ giải quyết được hết các vấn đề kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang bị ghìm giữ bởi những vấn đề sâu và lớn hơn”.

Dưới sức ép của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nền kinh tế toàn cầu đã giảm tốc từ năm ngoái. Trong một báo cáo hồi tháng 10, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay, giảm mạnh so với con số 3,6% của năm 2018 và 3,8% của năm 2017.

Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất về thương mại quốc tế

Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất về thương mại quốc tế

Tiêu điểm -  5 năm
Quan điểm trong trung hạn tại Việt Nam rất tươi sáng với 100% công ty được HSBC khảo sát kỳ vọng doanh số bán sẽ tăng trong vòng 5 năm tới.
Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất về thương mại quốc tế

Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất về thương mại quốc tế

Tiêu điểm -  5 năm
Quan điểm trong trung hạn tại Việt Nam rất tươi sáng với 100% công ty được HSBC khảo sát kỳ vọng doanh số bán sẽ tăng trong vòng 5 năm tới.
Lơ lửng 'bóng ma' chiến tranh tiền tệ

Lơ lửng 'bóng ma' chiến tranh tiền tệ

Tài chính -  5 năm

Việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ kéo theo phản ứng hạ lãi suất của nhiều ngân hàng, tạo ra nguy cơ chiến tranh tiền tệ đe dọa hệ thống tài chính.

Ngoài thuế quan, Mỹ sở hữu vũ khí gì trong chiến tranh thương mại?

Ngoài thuế quan, Mỹ sở hữu vũ khí gì trong chiến tranh thương mại?

Quốc tế -  5 năm

Ngoài việc gia tăng thuế, nâng rào cản với doanh nghiệp Trung Quốc hay làm đồng USD yếu đi là hai trong nhiều cách Mỹ có thể sử dụng trong chiến tranh thương mại.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  19 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  22 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  22 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  23 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?