Nâng cước xe 10 lần: Hãng xe taxi bị Saigontourist kiện xâm phạm nhãn hiệu
Thứ bảy, 24/06/2023 - 09:22
Dù không còn mối quan hệ chính thức về vốn với Saigontourist Group từ năm 2004, Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn vẫn sử dụng nhãn hiệu "Saigontourist" trong nhiều năm. Tuy nhiên, với nhiều hoạt động gây ảnh hưởng uy tín trong thời gian gần đây, công ty này đã bị Saigontourist Group khởi kiện về hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ.
"Dùng chùa" tài sản của nhà đầu tư cũ
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn có tên tiếng Anh là Saigontourist Group. Đây là công ty 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND TP HCM. Tháng 8/1991, Tổng công ty du lịch Sài Gòn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận độc quyền nhãn hiệu “Saigontourist” lần đầu tiên.
Các nhãn hiệu của Saigontourist đặc trưng với chữ “Saigontourist” màu xanh dương trên nền trắng và hình hoa mai vàng với viền xanh. Qua nhiều lần gia hạn, các nhãn hiệu của Saigontourist vẫn còn hiệu lực và giá trị sử dụng.
Với uy tín của mình, Saigontourist đã trở thành thương hiệu lớn về du lịch, nhà hàng, khách sạn… trên thị trường Việt Nam. Trong nhiều năm liền, Saigontourist được công nhận là thương hiệu quốc gia. Hơn 20 năm nay, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn luôn dùng nhãn hiệu Saigontourist trong các hồ sơ, văn bản, hợp đồng, trên các phương tiện truyền thông…
Trong khi đó, Công ty cổ phần vận chuyển Saigontourist có tiền thân là công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Đến năm 2005, công ty này đã chuyển thành hình thức cổ phần. Sau khi cổ phần hóa, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn đã thoái hết vốn nhà nước khỏi công ty này.
Như vậy, công ty vận chuyển là pháp nhân hoàn toàn độc lập và không còn bất cứ liên quan nào đến Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Tuy nhiên, hiện Công ty vận chuyển Sài Gòn vẫn sử dụng nhãn hiệu "Saigontourist" và sử dụng tên thương mại "Sài Gòn Tourist' trong hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển...
Việc công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn sử dụng nhãn hiệu của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn trong nhiều năm là hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho đối tác, người tiêu dùng rằng công ty này là công ty con thuộc hệ thống Tổng công ty Du lịch Sài Gòn.
Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, Công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn đã làm phát sinh nhiều sự việc gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi và uy tín của Tổng công ty du lịch Sài Gòn. Điển hình, gần đây, hai xe taxi của Công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn đã bị phát hiện hành vi "chặt chém", gian lận cước xe của khách hàng.
Gian lận, ảnh hưởng uy tín nghiêm trọng
Mới đây, ngày 19/6, Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã phối hợp với các bên liên quan kiểm tra, phát hiện ra hai tài xế taxi gian lận về cước phí khi chở khách.
Trong đó, tài xế Nguyễn T.M. thuộc Công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn Tourist đã lắp công tắc phụ dưới cần số taxi. Sau khi sử dụng công tắc phụ làm lệch tiền cước, tài xế M đã gian lận giá cước gấp 10 lần so với giá thực tế (từ 54.000 đồng lên 540.000 đồng).
Trước đó, trong 4 tháng đầu năm 2023, Thanh tra Sở giao thông vận tải TP.HCM đã lập 2 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với Công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn Tourist với số tiền xử phạt 20,7 triệu đồng.
Trong đó, một biên bản có nội dung xử phạt người điều khiển phương tiện số 60A-247.43 với hành vi: "Không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách; điều khiển xe chở hành khách không có phù hiệu theo quy định" với số tiền xử phạt là 6,7 triệu đồng. Ngoài hình thức xử phạt vi phạm hành chính, tài xế này cũng bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 2 tháng.
Ngoài ra, chủ phương tiện này (Công ty cổ phần Vận chuyển Sài Gòn Tourist) cũng bị xử phạt với hành vi: "Giao phương tiện cho người làm công điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm Điều khiển xe không có phù hiệu theo quy định" với số tiền phạt là 14 triệu đồng.
Công ty cổ phần Vận chuyển Sài Gòn Tourist được cấp phép để phục vụ việc đón khách tại TP.HCM. Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu của công ty này tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất, đón khách tại làn C đối với chuyến bay nội địa và làn A đối với chuyến bay quốc tế.
Vào ngày 21/6, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã cho tạm dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi của Công ty cổ phần Vận chuyển Sài Gòn Tourist để xử lý vi phạm tại sân bay. Việc tạm dừng này đã có hiệu lực từ ngày 22/6 cho đến khi có thông báo mới.
Theo đại diện Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, khách hàng đến sân bay, đặc biệt là khách quốc tế, thường chọn sử dụng taxi mang thương hiệu Saigontourist vì họ nhầm lẫn rằng đó là các xe của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Khi bị tính giá cước không hợp lý, một số người trong đó đã gửi email và phản ánh đến Tổng công ty. Những sự việc như vậy đã và đang gây tổn hại đến uy tín và thương hiệu của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn cũng như hình ảnh của ngành du lịch TP.HCM và cả nước.
Để bảo vệ thương hiệu của mình, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn đã nhiều lần yêu cầu Công ty vận chuyển Sài Gòn chấm dứt việc vi phạm liên quan đến tên thương mại và nhãn hiệu "Saigontourist". Mặc dù Công ty vận chuyển Sài Gòn đã cam kết chấm dứt hành vi này, nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa thực hiện, do đó Tổng công ty Du lịch Sài Gòn buộc phải khởi kiện.
Theo đơn khởi kiện, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn yêu cầu tòa án buộc Công ty vận chuyển Sài Gòn phải ngay lập tức chấm dứt việc sử dụng cụm từ "Sài Gòn Tourist" và nhãn hiệu "Saigontourist" trong tên thương mại, trên mọi hợp đồng, tài liệu, văn bản, trang web và trong mọi giao dịch.
Đồng thời, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn cũng nộp đơn yêu cầu Công ty vận chuyển Sài Gòn phải xin lỗi, sửa chữa trên các phương tiện thông tin đại chúng và chi trả toàn bộ các chi phí thực tế mà Tổng công ty Du lịch Sài Gòn đã tiêu tốn để bảo vệ thương hiệu của mình.
Ngày nay, khi bắt đầu kinh doanh, ngoài việc tạo ra những sản phẩm tốt, các chủ doanh nghiệp thường cố gắng tạo ra một logo bắt mắt, phù hợp với thông điệp của doanh nghiệp mình để in lên biển hiệu, đăng lên những bài quảng cáo trên website... sao cho hình ảnh của doanh nghiệp ghi đậm dấu ấn trong lòng khách hàng.
Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm có được sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu để được bảo vệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.
Tuần này, câu chuyện pháp lý giữa hai hãng giày thể thao Kool Kiy và Nike lại tiếp tục diễn ra. Theo đó, thương hiệu độc lập Kool Kiy nộp đơn yêu cầu phản đối đơn kiện vào tháng 12 của công ty đồ thể thao nổi tiếng Nike.
Chỉ riêng 10 tháng đầu tiên của năm 2022, cơ quan chức năng đã xử lý 292 trường hợp bán hàng giả, hàng nhái xe máy và phụ tùng xe máy, đặt ra những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp trong thị trường này.
Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.