Nâng đóng góp của công nghệ sinh học vào GDP lên 7% vào năm 2030

Nhật Hạ Thứ ba, 07/02/2023 - 14:36

Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu có nền công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng; là một trong 10 nước hàng đầu châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học.

Thời gian qua, công nghệ sinh học nước ta có bước phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường.

Công nghiệp sinh học từng bước được hình thành; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất, thương mại hoá sản phẩm công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực với quy mô lớn.

Tuy nhiên, công nghệ sinh học phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trên chủ yếu là do nhận thức của không ít cấp uỷ, chính quyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công nghệ sinh học chưa đầy đủ; cơ chế, chính sách chưa phù hợp, thiếu hấp dẫn để thu hút nguồn lực xã hội…

Do đó, Bộ Chính trị vừa ban hành nghị quyết về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Nghị quyết nêu rõ: phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới, động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu có nền công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng; là một trong 10 nước hàng đầu châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Nâng đóng góp của công nghệ sinh học vào GDP lên 7% vào năm 2030
Hiện công nghệ sinh học phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Bộ Chính trị mong muốn, trong 7 năm nữa, công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng. Các doanh nghiệp tăng 50% về quy mô đầu tư và tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP và bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Năm 2045, Việt Nam sẽ có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á. Công nghiệp sinh học góp 10-15% GDP.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan thống nhất nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế phát triển và ứng dụng; thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất.

Đồng thời tập trung phát triển và ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học cần hỗ trợ tạo giống cây trồng, vật nuôi thích nghi biến đổi khí hậu, chống sâu bệnh, đạt năng suất, chất lượng cao; đồng thời nghiên cứu vaccine và chế phẩm sinh học phòng bệnh vật nuôi, cây trồng; bảo tồn, phát triển nguồn gen quý hiếm.

Công nghiệp chế biến sản phẩm cũng cần ứng dụng công nghệ sinh học để có sản phẩm an toàn, giá trị cao từ nguyên liệu trong nước. Các đơn vị phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế, trong đó tập trung nghiên cứu, sản xuất thuốc, vaccine đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu công nghệ tế bào gốc trong công nghiệp dược phẩm, công nghệ gen, sản xuất nguyên liệu và các loại thuốc sinh học, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược.

Trong bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học giúp giảm thiểu suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; sản xuất nhiên liệu, vật liệu sinh học thân thiện môi trường, phát huy tiềm năng kinh tế biển.

Các cơ quan cũng được Bộ Chính trị yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ sinh học nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, sở hữu trí tuệ; xây dựng thương hiệu, thương mại hóa sản phẩm; sử dụng hiệu quả phát minh, sáng chế giá trị cao của thế giới.

Trong đó, Ngân sách Nhà nước sẽ chủ yếu đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ lõi, phát triển sản phẩm công nghệ sinh học mà Việt Nam có lợi thế.

Việc đào tạo nguồn nhân lực cũng được Bộ Chính trị đặc biệt quan tâm, trong đó, các giải pháp bao gồm nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo nhân lực công nghệ sinh học từ giáo dục phổ thông đến đại học và trên đại học; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo; hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu có uy tín đạt trình độ quốc tế.

Khu công nghệ sinh học vốn hơn 1 tỷ USD vẫn nằm trên giấy sau 10 năm cấp phép

Khu công nghệ sinh học vốn hơn 1 tỷ USD vẫn nằm trên giấy sau 10 năm cấp phép

Đầu tư -  6 năm
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội tại các phường Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai và Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, tỷ lệ 1/500.
Khu công nghệ sinh học vốn hơn 1 tỷ USD vẫn nằm trên giấy sau 10 năm cấp phép

Khu công nghệ sinh học vốn hơn 1 tỷ USD vẫn nằm trên giấy sau 10 năm cấp phép

Đầu tư -  6 năm
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội tại các phường Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai và Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, tỷ lệ 1/500.
Việt Nam sẽ là cứ điểm chiến lược về nghiên cứu của Samsung trên toàn cầu

Việt Nam sẽ là cứ điểm chiến lược về nghiên cứu của Samsung trên toàn cầu

Tiêu điểm -  1 năm

Samsung có kế hoạch nâng tầm vị thế của Việt Nam vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất toàn cầu để trở thành cứ điểm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của tập đoàn trên toàn cầu trong thời gian tới.

Thủ tướng: Nghiên cứu tăng vốn điều lệ cho ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp vay

Thủ tướng: Nghiên cứu tăng vốn điều lệ cho ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp vay

Tiêu điểm -  1 năm

Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cần nghiên cứu tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng để có điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp vay là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhằm ‘khơi thông’ các dự án giao thông trọng điểm.

Khó khăn trong khai thác tài sản trí tuệ tại trường đại học, viện nghiên cứu

Khó khăn trong khai thác tài sản trí tuệ tại trường đại học, viện nghiên cứu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trường đại học, viện nghiên cứu là nơi trụ cột trong việc cung cấp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo tri thức khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới cũng như chuyển giao nguồn tri thức khoa học, công nghệ cho xã hội.

Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu

Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Các trường đại học, viện nghiên cứu là một trong những cái nôi của hoạt động đổi mới sáng tạo ở mỗi quốc gia. Vì vậy, cần thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ, đồng thời có thêm những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực hiện thực hóa các ý tưởng thành sản phẩm hoàn chỉnh ở môi trường này.

Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?

Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?

Ống kính -  45 phút

Khu kinh tế đêm là địa điểm mới không thể bỏ qua khi du khách đến với Măng Đen.

Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tiêu điểm -  1 giờ

Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển

Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển

Tiêu điểm -  1 giờ

Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.

Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình

Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình

Tiêu điểm -  1 giờ

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.

Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?

Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?

Bất động sản -  1 giờ

Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.