Leader talk
Năng lực cạnh tranh mới của doanh nghiệp, quốc gia
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, khả năng thu hút các doanh nghiệp của một quốc gia không còn nằm ở lao động giá rẻ, ưu đãi thuế, đất đai, mà đến từ sự hấp dẫn của chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
Nhiều thách thức bủa vây
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, thế giới đang đứng trước thời điểm lịch sử, chuyển từ nhận thức sang hành động tái cấu trúc mô hình phát triển phù hợp trong tương lai, trước những thách thức đã đến từng ngôi nhà.
Nhân loại đang đối mặt với khủng hoảng kép do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và suy giảm tài nguyên nhiên nhiên. Các vấn đề về an ninh tài nguyên, an ninh năng lượng, an ninh môi trường đang trở thành thách thức lớn đối với triển vọng phát triển kinh tế của toàn cầu.
“Đây là thời điểm lịch sử chúng ta phải lựa chọn mô hình phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên hay dựa vào tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ít phát thải. Đây không chỉ là chủ trương, quan điểm, tư duy cần hướng đến, mà chính là mô hình chính phủ, doanh nghiệp, người dân hành động”, ông Hà nhấn mạnh tại Diễn đàn Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VCSF) 2023.
Theo đó, phục hồi xanh, trung hòa carbon, chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, cùng với bảo vệ, khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại, và từng bước đi vào chính sách và hành động cụ thể của các quốc gia.
Ước tính 90% GDP toàn cầu nằm trong diện phải thực hiện các cam kết đưa mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050, và điều này sẽ được pháp lý hóa để đảm bảo nghĩa vụ thực thi.
Các tiêu chuẩn mới cũng dần định hình theo hướng gắn thương mại và đầu tư với các tiêu chí về giảm phát thải carbon, lao động, môi trường, đặt ra những rào cản mà các doanh nghiệp phải vượt qua.
Năng lực cạnh tranh mới
Tại diễn đàn, Phó thủ tướng nhận định, năng lực cạnh tranh, khả năng thu hút các doanh nghiệp của mỗi quốc gia hiện nay không còn nằm ở lao động giá rẻ, chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ đất đai, mà sẽ đến bằng sự hấp dẫn của nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Đây là cơ hội cho những quốc gia nhanh chóng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nhưng cũng là thách thức, rào cản không thể vượt qua đối với những ai chậm chân.
Cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là thách thức rất lớn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhưng theo ông Hà, đây là thời điểm, cơ hội để Việt Nam cùng hành động để thực hiện các mục tiêu toàn cầu.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ.
Về phía doanh nghiệp, chuyển đổi xanh mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam những cơ hội và thách thức đan xen.
Không chỉ là cơ hội tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp gắn với lợi ích bền vững của cộng đồng, về văn hóa, xã hội và môi trường, chuyển đổi xanh còn mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội dẫn đầu xu thế, như phát triển năng lượng tái tạo, sản xuất hydro xanh, lưu trữ năng lượng và các ngành nghề mới.
Phó thủ tướng kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam triển khai những dự án chuyển đổi xanh quan trọng. Bởi nếu chậm chuyển đổi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với hàng rào kỹ thuật xanh, giảm phát thải, từ đó đối mặt với những thách thức lớn trong thâm nhập thị trường, đặc biệt là trong điều kiện 97% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Giải pháp chuyển đổi xanh
Ông Hà đánh giá, quá trình chuyển đổi xanh là cuộc cách mạng, mà muốn thành công thì cần tư duy và hành động đột phá, nhất là mạnh dạn ứng dụng các công nghệ mới xanh hơn, hiệu quả, và thông minh hơn.
Trong vai trò kiến tạo, chính phủ cần bổ sung nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp xác định nhu cầu đổi mới sáng tạo, đặc biệt nghiên cứu và phát triển (R&D), hình thành cơ chế tài chính xanh, thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Cùng với đó, chính phủ cần xây dựng các quy định về mua sắm xanh, thực hiện lộ trình thay thế các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản phẩm xanh, truy xuất dấu vết carbon.
Không chỉ vậy, chính phủ cũng cần tăng cường đầu tư hạ tầng đa mục tiêu kỹ thuật, công nghệ thông tin, môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, với sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân.
Với doanh nghiệp, ông Hà cho rằng, trên cuộc đua hướng tới tương lai xanh rộng mở, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần nhìn nhận phát triển bền vững không phải là gánh nặng hay chi phí, mà đây là cơ hội theo mệnh lệnh của thị trường, với sự đồng hành của Chính phủ và đổi mới của các tổ chức tài chính.
Theo đó, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh, tận dụng cơ hội đi đầu trong các ngành sản xuất xanh, nhất là trong triển khai những dự án, chính sách thí điểm.
Bên cạnh đó, để đạt được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú trọng hoạt động R&D, nhân lực, quản trị thông minh trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Việc phát triển sản xuất, duy trì việc làm, cải thiện điều kiện lao động, thu nhập, tăng cường phúc lợi và bảo đảm an sinh cho người lao động của mỗi doanh nghiệp cũng là những biện pháp rất có ý nghĩa đối với phát triển bền vững, bao trùm, ông Hà khẳng định.
Việt Nam có thể tốn thêm hơn 700 tỷ USD vì rủi ro biến đổi khí hậu
Khơi thông dòng vốn từ thỏa thuận khí hậu JEPT
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân trong thỏa thuận về khí hậu JEPT mang đến cơ hội tiếp cận tài chính bền vững, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của quốc tế.
Tăng cường tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu
Ngân hàng Phát triển châu Á mới đây đã công bố Quỹ Tài chính đổi mới cho khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP), một chương trình mang tính bước ngoặt có thể tăng cường hỗ trợ đáng kể cho khu vực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Sáng kiến tăng khả năng chống chịu của công trình với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Khi Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải carbon thấp và bền vững, IFC sẽ hỗ trợ các tòa nhà và đô thị của Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân, đồng thời, giảm thiểu các tác động xã hội và kinh tế của thiên tai.
Quản lý nước – yếu tố quyết định thành, bại cuộc chiến khí hậu
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng nếu thất bại trong xử lý cuộc khủng hoảng nguồn nước, thế giới cũng sẽ thất bại trong hành động chống biến đổi khí hậu, cũng như trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.