Tiêu điểm
Năng lượng tái tạo có chi phí vốn rẻ nhất
Các chính sách và hành động thân thiện với khí hậu đã thành công trong việc thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch, biến nó trở thành một nguồn năng lượng có hiệu quả cao về mặt chi phí.
Trên toàn cầu, khai thác than hiện có chi phí vốn cao nhất, với chi phí nợ tăng lên 7,9% vào năm 2021, và chi phí vốn chủ sở hữu tăng lên 18,2%, theo dữ liệu mới nhất từ báo cáo của Nhóm Tài chính bền vững Oxford.
Đứng sau than về chi phí vốn lần lượt là sản xuất dầu khí và nhiên liệu tái tạo.
Kể từ năm 2016, chi phí vay nợ để huy động vốn cho năng lượng tái tạo và công nghệ đang có xu hướng giảm, trong khi chi phí nợ cho khai thác than lại tăng lên.
Tại châu Âu, sản xuất dầu khí có chi phí vốn chủ sở hữu cao nhất.
Không chỉ vậy, báo cáo cho thấy các công ty điện năng tái tạo với tỷ lệ công suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió cao hơn có chi phí vốn chủ sở hữu và nợ thấp hơn so với các công ty tập trung vào nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn cầu.
Cụ thể, chi phí nợ của các công ty điện tái tạo là 6%, thấp hơn con số 6,7% của các công ty điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Cùng với đó, các công ty điện tập trung vào năng lượng tái tạo có chi phí vốn chủ sở hữu (15,2%) thấp hơn so với các công ty dựa vào nhiên liệu hóa thạch (16,4%).
Tại châu Âu, chi phí chênh lệch vốn chủ sở hữu giữa các công ty điện lực có hàm lượng carbon thấp hơn, và các công ty cùng ngành có hàm lượng carbon cao hơn, đã ngày càng gia tăng theo thời gian.
Ví dụ, từ năm 2015, các công ty có tỷ lệ năng lượng mặt trời và năng lượng gió cao hơn trong cơ cấu năng lượng đã giảm chi phí vốn chủ sở hữu từ 17% xuống 14%, trong khi những công ty có tỷ lệ này thấp hơn lại có xu hướng ngược lại.
Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu có tầm nhìn xa hơn ở châu Âu dự đoán rằng rủi ro chuyển đổi liên quan đến nhiên liệu hóa thạch sẽ sớm tăng lên, báo cáo đưa ra phân tích.
Ngoài ra, báo cáo lưu ý rằng việc đầu tư vào các hoạt động sử dụng nhiều carbon, cũng như vào các hoạt động thăm dò khai thác thâm dụng vốn trong ngành dầu khí, đang ngày càng trở nên rủi ro.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine, vốn đã khiến giá dầu và khí đốt tăng lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua, càng thúc đẩy các nền kinh tế từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, và chuyển dòng vốn sang năng lượng sạch.
Trọng tâm để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris là chuyển một lượng lớn vốn vào năng lượng carbon thấp, và giá cung cấp năng lượng tái tạo phụ thuộc rất nhiều vào chi phí vốn.
Chi phí vốn hoạt động như một cơ chế truyền tải chính giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế thực, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của cả các tổ chức tài chính lẫn doanh nghiệp, do đó đòi hỏi phải giảm chi phí vốn cho năng lượng sạch.
Thực tế tại châu Âu cho thấy rằng các chính sách môi trường quan trọng trong việc định giá tài sản. TS. Ben Caldecott, Giám đốc Nhóm Tài chính bền vững Oxford, cho biết thêm: “Chi phí vốn là yếu tố chính quyết định tổng chi phí của các công nghệ năng lượng khác nhau, và phản ánh những rủi ro mà thị trường tài chính nhận thấy, ví dụ, tốc độ thay thế than đá bằng năng lượng tái tạo”.
Đi tìm nguồn vốn cho năng lượng tái tạo Việt Nam
Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước
UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành kế hoạch về xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?
Chính sách chưa rõ ràng, kịp thời, và thiếu sự hỗ trợ đồng bộ là nguyên nhân chính đang khiến đầu tư vào năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu chưa thể bùng nổ.
Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh
Theo chuyên gia, thách thức lớn nhất hiện nay đối với lĩnh vực tài chính xanh tại Việt Nam nằm ở sự đồng bộ về chính sách.
Đề xuất 71 dự án năng lượng tái tạo tại Lâm Đồng
Sở ngành tỉnh Lâm Đồng vừa đề xuất danh mục 71 dự án điện năng lượng tái tạo có khả năng nghiên cứu đầu tư giai đoạn 2021 – 2030, với tổng công suất khoảng 2.300MW.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.