Tiêu điểm
Năng lượng tái tạo có chi phí vốn rẻ nhất
Các chính sách và hành động thân thiện với khí hậu đã thành công trong việc thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch, biến nó trở thành một nguồn năng lượng có hiệu quả cao về mặt chi phí.
Trên toàn cầu, khai thác than hiện có chi phí vốn cao nhất, với chi phí nợ tăng lên 7,9% vào năm 2021, và chi phí vốn chủ sở hữu tăng lên 18,2%, theo dữ liệu mới nhất từ báo cáo của Nhóm Tài chính bền vững Oxford.
Đứng sau than về chi phí vốn lần lượt là sản xuất dầu khí và nhiên liệu tái tạo.
Kể từ năm 2016, chi phí vay nợ để huy động vốn cho năng lượng tái tạo và công nghệ đang có xu hướng giảm, trong khi chi phí nợ cho khai thác than lại tăng lên.
Tại châu Âu, sản xuất dầu khí có chi phí vốn chủ sở hữu cao nhất.
Không chỉ vậy, báo cáo cho thấy các công ty điện năng tái tạo với tỷ lệ công suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió cao hơn có chi phí vốn chủ sở hữu và nợ thấp hơn so với các công ty tập trung vào nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn cầu.
Cụ thể, chi phí nợ của các công ty điện tái tạo là 6%, thấp hơn con số 6,7% của các công ty điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Cùng với đó, các công ty điện tập trung vào năng lượng tái tạo có chi phí vốn chủ sở hữu (15,2%) thấp hơn so với các công ty dựa vào nhiên liệu hóa thạch (16,4%).
Tại châu Âu, chi phí chênh lệch vốn chủ sở hữu giữa các công ty điện lực có hàm lượng carbon thấp hơn, và các công ty cùng ngành có hàm lượng carbon cao hơn, đã ngày càng gia tăng theo thời gian.
Ví dụ, từ năm 2015, các công ty có tỷ lệ năng lượng mặt trời và năng lượng gió cao hơn trong cơ cấu năng lượng đã giảm chi phí vốn chủ sở hữu từ 17% xuống 14%, trong khi những công ty có tỷ lệ này thấp hơn lại có xu hướng ngược lại.
Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu có tầm nhìn xa hơn ở châu Âu dự đoán rằng rủi ro chuyển đổi liên quan đến nhiên liệu hóa thạch sẽ sớm tăng lên, báo cáo đưa ra phân tích.
Ngoài ra, báo cáo lưu ý rằng việc đầu tư vào các hoạt động sử dụng nhiều carbon, cũng như vào các hoạt động thăm dò khai thác thâm dụng vốn trong ngành dầu khí, đang ngày càng trở nên rủi ro.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine, vốn đã khiến giá dầu và khí đốt tăng lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua, càng thúc đẩy các nền kinh tế từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, và chuyển dòng vốn sang năng lượng sạch.
Trọng tâm để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris là chuyển một lượng lớn vốn vào năng lượng carbon thấp, và giá cung cấp năng lượng tái tạo phụ thuộc rất nhiều vào chi phí vốn.
Chi phí vốn hoạt động như một cơ chế truyền tải chính giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế thực, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của cả các tổ chức tài chính lẫn doanh nghiệp, do đó đòi hỏi phải giảm chi phí vốn cho năng lượng sạch.
Thực tế tại châu Âu cho thấy rằng các chính sách môi trường quan trọng trong việc định giá tài sản. TS. Ben Caldecott, Giám đốc Nhóm Tài chính bền vững Oxford, cho biết thêm: “Chi phí vốn là yếu tố chính quyết định tổng chi phí của các công nghệ năng lượng khác nhau, và phản ánh những rủi ro mà thị trường tài chính nhận thấy, ví dụ, tốc độ thay thế than đá bằng năng lượng tái tạo”.
Đi tìm nguồn vốn cho năng lượng tái tạo Việt Nam
Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước
UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành kế hoạch về xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?
Chính sách chưa rõ ràng, kịp thời, và thiếu sự hỗ trợ đồng bộ là nguyên nhân chính đang khiến đầu tư vào năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu chưa thể bùng nổ.
Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh
Theo chuyên gia, thách thức lớn nhất hiện nay đối với lĩnh vực tài chính xanh tại Việt Nam nằm ở sự đồng bộ về chính sách.
Đề xuất 71 dự án năng lượng tái tạo tại Lâm Đồng
Sở ngành tỉnh Lâm Đồng vừa đề xuất danh mục 71 dự án điện năng lượng tái tạo có khả năng nghiên cứu đầu tư giai đoạn 2021 – 2030, với tổng công suất khoảng 2.300MW.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.