Tài chính
NCB tăng trưởng tín dụng hơn 7% từ đầu năm
Đóng góp lớn vào kết quả tăng trưởng tín dụng vượt bậc này là phân khúc khách hàng doanh nghiệp, khi tổng dư nợ đạt 31.742 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cuối năm 2022.

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2023 với nhiều kết quả khả quan. Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động huy động vốn và cho vay khách hàng đạt kết quả tăng trưởng vượt trội, trong bối cảnh lãi suất được điều chỉnh giảm trên toàn hệ thống.
Cụ thể, tính đến 30/09/2023, tổng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại NCB đạt hơn 75.361 tỷ đồng, tăng gần 5.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý II và tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với cuối năm 2022.
Đáng chú ý, tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục duy trì xu hướng tăng, đạt 70.580 tỷ đồng đến 30/9/2023, tăng lần lượt 5.329 tỷ đồng (8,2%) và 5.846 tỷ đồng (9,02%) so với cuối quý II/2023 và 31/12/2022.
Trong đó, riêng huy động tiền gửi từ phân khúc khách hàng cá nhân đạt 68.605 tỷ đồng, tăng mạnh 6.683 tỷ đồng (10,8%) so với cuối 2022 và tăng 5.271 tỷ đồng (8,3%) so với cuối quý II. Những kết quả này cho thấy niềm tin ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân, vào hoạt động ổn định, minh bạch và phát triển của NCB.
Dư nợ tín dụng cũng tăng mạnh so với cuối quý trước khi tổng cho vay khách hàng đến 30/09/2023 đạt hơn 51.112 tỷ đồng, tăng hơn 3.390 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2022, tương đương tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt 7,1%.
Đóng góp lớn vào kết quả tăng trưởng tín dụng vượt bậc này là phân khúc khách hàng doanh nghiệp, khi tổng dư nợ của phân khúc này đến 30/9 đạt 31.742 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cuối quý II/2023 và tăng gần 23% so với cuối năm 2022.
Kết quả này có được do Ngân hàng đã quyết liệt triển khai tái cấu trúc lại toàn bộ danh mục khách hàng, cải tiến toàn diện sản phẩm và quy trình, lựa chọn và tiếp cận với các khách hàng chất lượng tốt.
Đồng thời, ngân hàng cũng triển khai các hoạt động để tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, xử lý nợ xấu.
Bên cạnh quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ bằng các hoạt động kinh doanh và đầu tư mới, NCB cũng quyết liệt nhận định các hạn chế để tập trung nguồn lực giải quyết, quyết tâm sớm trở thành một ngân hàng lành mạnh và hiệu quả.
Những con số tăng trưởng tích cực trên cũng là minh chứng cho thấy NCB ngày càng được cộng đồng doanh nghiệp tín nhiệm, đặt niềm tin và lựa chọn để đồng hành trên chặng đường phát triển kinh doanh.
Được biết, thời gian qua NCB đẩy mạnh phát triển ngân hàng số NCB iziBankbiz dành cho khách hàng doanh nghiệp với 2 phiên bản Internet Banking trên trình duyệt internet và ứng dụng iziMobiz trên điện thoại di động, với nhiều tính năng ưu việt và ưu đãi hấp dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp quản trị tài chính tiết kiệm, an toàn và hiệu quả.
NCB cũng liên tục nâng cấp ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile cho khách hàng cá nhân trở thành một “ngân hàng số bỏ túi” an toàn, mượt mà, đáp ứng mọi nhu cầu người dùng, song song với vận hành hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 phiên bản R21 mới có tính mở rộng cao, dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác và thuận tiện trong việc nâng cấp chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng.
Quý III vừa qua, NCB ghi nhận sự tăng trưởng trở lại của chỉ tiêu tổng tài sản, với mức tăng 2% so với thời điểm đầu năm, đạt 91.600 tỷ đồng tại 30/09/2023.
Lũy kế 9 tháng đầu 2023, tổng thu nhập hoạt động thuần hợp nhất đạt hơn 729 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư tiếp tục là điểm sáng của NCB trong 9 tháng qua. Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối 9 tháng đạt hơn 167 tỷ đồng, tăng trưởng vượt trội so với mức lãi 8,2 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng đạt kết quả tích cực, với mức lợi nhuận 101,2 tỷ đồng riêng trong quý III/2023, tăng vượt trội so với 2 quý trước đó và so với cùng kỳ 2022. Luỹ kế 9 tháng, NCB ghi nhận 151,7 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư này.
Các tỷ lệ an toàn hoạt động của NCB tiếp tục duy trì và đảm bảo giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến ngày 30/09/2023, tỷ lệ dự trữ thanh khoản duy trì ở mức 15,10%, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đạt 21,9%, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả này cho thấy Ngân hàng đang duy trì một “bộ đệm thanh khoản” có khả năng chống chịu tốt trước những biến động trên thị trường.
Theo đại diện NCB, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, những kết quả tích cực kể trên đã cho thấy sự đoàn kết và nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên NCB.
Ngân hàng đã liên tục đổi mới, sáng tạo trong việc phát triển và ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới, hợp tác với các đối tác lớn hàng đầu trong nước và quốc tế để mang tới cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ “đo ni đóng giày” với nhu cầu của khách hàng.
Việc hợp tác với đơn vị tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới thời gian qua để xây dựng chiến lược mới cho NCB cũng cho thấy quyết tâm của ngân hàng này trong việc chuyển đổi mạnh mẽ, là nền tảng tốt để NCB phát triển tích cực và mang tới ngày càng nhiều giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư trong thời gian tới.
Trong những tháng cuối năm 2023, NCB cho biết sẽ đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số toàn diện, bắt đầu từ xây dựng nền tảng dữ liệu, nền tảng hạ tầng công nghệ để ra mắt các sản phẩm số toàn diện, gia tăng trải nghiệm khách hàng.
NCB chuyển trụ sở chính về 25 Lê Đại Hành
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.