Quốc tế
Samsung dự trữ linh kiện vì lo ngại căng thẳng Nhật - Hàn
Samsung đang tìm cách đảm bảo nguồn linh kiện, vật liệu do Nhật Bản sản xuất, chuẩn bị cho trường hợp Tokyo mở rộng hạn chế xuất khẩu.

Gã khổng lồ công nghệ của Hàn Quốc đã gửi thư cho các đối tác địa phương trong sản xuất TV, điện tử tiêu dùng và điện thoại thông minh (smartphone), yêu cầu đảm bảo hàng loạt thành phần đến từ Nhật Bản vào cuối tháng 7 này hoặc muộn nhất là giữa tháng 8, Yonhap đưa tin.
Phía Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng những quy tắc xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc chặt chẽ hơn đối với ba nguyên liệu cần thiết trong sản xuất chip và màn hình từ đầu tháng 7.
Tokyo cũng đang xem xét đẩy Hàn Quốc ra khỏi danh sách những người mua đáng tin cậy (sách trắng). Động thái này sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp các vật liệu cần thiết khác để sản xuất điện thoại thông minh, TV, hóa chất và các vật liệu công nghiệp khác.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố quyết định sau khi quá trình xem xét kết thúc vào ngày 24/7.
"Nếu Hàn Quốc bị loại khỏi danh sách trắng, các doanh nghiệp Nhật Bản nhiều khả năng sẽ bị yêu cầu có sự đồng ý đối với tất cả nguyên liệu tới Hàn Quốc", Yonhap dẫn bức thư của Samsung.
Theo đó, Samsung cam kết sẽ gánh thêm chi phí cho việc đảm bảo kho dự trữ và bồi thường cho nhà cung cấp nếu những loại vật liệu này không được sử dụng sau thời gian đề xuất.
Theo thông tin từ Nikkei, Samsung cũng đang thử nghiệm hydro florua từ những doanh nghiệp bên ngoài Nhật Bản như Trung Quốc, Đài Loan hoặc ngay tại Hàn Quốc.
Nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới đã cử các nhà lãnh đạo cấp cao tới Đài Loan và Trung Quốc nhằm tìm kiếm nhà cung ứng thay thế kể từ khi Nhật Bản tuyên bố siết chặt.
Dự kiến Samsung sẽ mất khoảng 2 - 3 tháng để xác định xem mức chất lượng hiện nay có thể được duy trì hay không nếu thay thế nguồn nguyên liệu khác.
Hydro florua được sử dụng trong việc loại bỏ các vật liệu thừa xung quanh các mẫu mạch trên tấm silicon.
Sản xuất những chất bán dẫn tiên tiến đòi hỏi khí tinh khiết tới 99,999% và Nhật Bản hiện đang dẫn đầu thế giới trong việc phát triển công nghệ cần thiết để đạt đến mức độ tinh khiết này. Đây cũng là quốc gia hiện kiểm soát 80% đến 90% thị trường.
Mâu thuẫn giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới được cho là bắt nguồn từ việc tòa án Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu hãng thép Nippon Steel của Nhật Bản phải bồi thường cho những lao động trước đây bị ép buộc làm việc cho doanh nghiệp này trong khoảng thời gian Nhật đô hộ bán đảo Triều Tiên giai đoạn 1910-1945.
Phía Tokyo đã trở nên căng thẳng vì phán quyết này, cho rằng vấn đề lao động bị ép buộc đã được giải quyết đầy đủ vào năm 1965 khi hai quốc gia nối lại quan hệ ngoại giao.
Nhật Bản sau đó đã tuyên bố thắt chặt xuất khẩu đối với 3 nguyên liệu quan trọng trong các sản phẩm điện tử tiêu dùng cao cấp và cho rằng, các biện pháp này không liên quan đến những bất đồng về vấn đề lao động trên mà để đảm bảo vật liệu quý của Nhật Bản không bị bán cho đối tượng không phù hợp.
Hàn Quốc cảnh báo Nhật Bản giữa căng thẳng thương mại leo thang
Mỹ ‘trảm’ Huawei giữa căng thẳng thương mại gay gắt
Việc đưa Huawei vào danh sách đen mới đây có thể kéo căng thẳng Mỹ - Trung vốn đã leo thang vì thương mại nay sôi sục hơn.
Hơn 90% doanh nghiệp Việt vẫn lạc quan bất chấp căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Sự lạc quan của doanh nghiệp Việt Nam bắt nguồn từ khả năng phục hồi tốt của thương mại khu vực, hiệu quả kinh tế trong nước và dòng vốn FDI mạnh.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.