Sửa đổi một số chính sách phát triển thủy sản
Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ liên quan đến một số chính sách phát triển thủy sản sẽ có hiệu lực từ ngày 25/3/2018.
Việc gỡ được thẻ vàng của EU sẽ giúp thủy sản Việt Nam rộng đường sang thị trường này cũng như có thêm uy tín tại nhiều thị trường khác nhưng quá trình này không dễ dàng.
Ngày 30/6/2019, Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) chính thức được ký kết tại Hà Nội sau hành trình 9 năm đàm phán.
Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội cho các ngành nghề xuất khẩu, thúc đẩy các tiêu chuẩn trong hàng loạt lĩnh vực và ngành thủy sản là một ví dụ.
Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn gặp khó khi bước vào châu Âu trong bối cảnh phải nhận “thẻ vàng”, đồng nghĩa với việc sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất.
Trả lời phỏng vấn TheLEADER mới đây, ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) cho biết, tháng 10/2017, Liên minh châu Âu (EU) đưa ra "thẻ vàng" đối với thủy sản của Việt Nam, gia tăng khả năng bị cấm xuất khẩu mặt hàng này nếu như không có các hành động giải quyết việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo (IUU).
Thẻ vàng này đồng nghĩa với việc Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề như thay đổi khung pháp lý để phù hợp với các quy tắc quốc tế về bảo tồn và quản lý nghề cá cũng như đảm bảo hiệu quả của các biện pháp thực thi và trừng phạt.
Chính phủ và ngành đánh bắt cá địa phương đã có những bước đi tích cực nhằm giải quyết các vấn đề trên. Các chiến dịch giáo dục về IUU đã nâng cao nhận thức của ngư dân, có sự ghi chép và giám sát kỹ hơn về nơi đánh bắt cá.
Cùng với đó, luật mới đã được thông qua, đưa ra các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với đánh bắt cá IUU.
“Tất nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm, quá trình này không đơn giản và dễ dàng", ông Nicolas Audier nhận định.
Ông cho biết Chính phủ đang đi đúng hướng và EuroCham cam kết hỗ trợ những nỗ lực này nhằm giải quyết việc đánh bắt cá bất hợp pháp.
Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng nay (6/11), Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, 2 năm kể từ khi bị rút thẻ vàng, Việt Nam đã có những nỗ lực và đạt được kết quả nhất định.
Cụ thể, Luật Thủy sản đã được thông qua, trong đó 9 nhóm kiến nghị của EU đã được đưa vào và đây được xem là một trong những bước khắc phục rõ ràng nhất.
Ban chỉ đạo quốc gia về thẻ vàng do Phó Thủ tướng làm trưởng ban đã được thành lập cũng như việc ban hành 2 nghị định, 8 thông tư để khắc phục cũng phù hợp với những khuyến nghị được EU đưa ra.
Sau 2 năm, EU công nhận khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tiệm cận và không có vi phạm ở các quốc đảo trên Thái Bình Dương, tuy nhiên vẫn còn một số vi phạm ở vùng biển phía Nam.
Việc thực hiện các bước từ tổ chức quản lý, khai báo, ghi nhận của doanh nghiệp, ngư dân chưa tốt và việc tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát trên các tuyến biển chưa hiệu quả.
Đầu tháng 11 này, EU đã cử đoàn chính thức đến Việt Nam để kiểm tra lần 2.
Ông Cường khẳng định việc được EU rút lại thẻ vàng cũng rất khó. "96.606 cái tàu, hơn 2.000 cái tàu lớn, phạm vi hoạt động rộng như thế không thể răm rắp cả một lúc. Chúng ta cố gắng quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ cho tới các cấp các ngành ngư dân, doanh nghiệp nhưng không thể nào một sớm một chiều được".
Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp cho hay, những nỗ lực của bộ và ngành ngoài việc để EU gỡ bỏ thẻ vàng, thì mục tiêu lớn hơn, quan trọng hơn là phát triển nghề cá bền vững.
"Bản thân xuất khẩu thuỷ, hải sản sang EU không có ý nghĩa nhiều về mặt kinh tế, chỉ mấy trăm triệu USD nhưng đây là danh dự của Việt Nam. Nếu gỡ được thẻ thì thuỷ sản Việt Nam có thể đi các nước một cách hiên ngang", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU) là quy định về chống đánh bắt hải sản IUU được Ủy ban châu Âu (EC) ban hành.
Mục tiêu của IUU là nhằm thiết lập một thống trên toàn châu Âu (EU) để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác IUU vào thị trường này.
Kể từ khi có hiệu lực, 25 quốc gia đã bị EU rút, bao gốm hạng thẻ vàng và đỏ. Với thẻ vàng, tất cả hải, thuỷ sản xuất sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm soát có xác suất như trước đó.
Trong trường hợp những vi phạm, sai phạm không khắc phụ được thì sẽ bị thẻ đỏ, tức 28 nước EU sẽ không nhập khẩu thuỷ sản từ nước vi phạm nữa.
Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ liên quan đến một số chính sách phát triển thủy sản sẽ có hiệu lực từ ngày 25/3/2018.
Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với “thẻ vàng” mà EU vừa cảnh báo.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.