Leader talk
Thông điệp ‘sống còn’ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp nằm ở sự đổi mới và để có sự đổi mới, linh hoạt chính là chìa khóa.
Tại Việt Nam, thống kê cho thấy phần lớn doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chiếm tới 98% số doanh nghiệp cả nước, đóng góp khoảng 48% GDP và tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội.
Rất nhiều doanh nghiệp đã và đang được thành lập nhưng cũng không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh phải đóng cửa.
Một chiến lược đúng đắn, một kế hoạch rõ ràng không những sẽ là kim chỉ nam, là đòn bẩy cho sự phát triển, tăng trưởng mà còn là yếu tố quyết định sống còn cho doanh nghiệp trước những con sóng khốc liệt của một thế giới đầy biến động.
Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tìm thấy hướng đi đúng đắn và thậm chí, dù có thử nghiệm và thay đổi thì vẫn phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ hoặc loay hoay trong khó khăn.
Chia sẻ với TheLEADER, PGS.TS. Arthur Gogatz từ New York, Mỹ, Tổng giám đốc World Innovation Team, đối tác chiến lược của GPO - Công ty phát triển nguồn nhân lực, cho rằng rất nhiều người Việt Nam bắt đầu kinh doanh vì không còn lựa chọn nào khác. Điều này không nên là lý do để bắt đầu một doanh nghiệp nhưng đó lại là tất cả những gì mà nhiều người phải làm và không hề có ai giúp đỡ.
“Đừng tập trung vào bản thân, hãy tập trung vào khách hàng”, ông Arthur Gogatz nhấn mạnh.
Quyết định kinh doanh không nên xuất phát từ lý do một người muốn khởi nghiệp hay một người đã từng hai lần làm việc trong những thị trường mục tiêu. Việc kinh doanh chỉ nên bắt đầu khi người chủ thiết kế doanh nghiệp dành riêng cho thị trường mục tiêu.
“Hầu hết doanh nghiệp cũng như hệ thống truyền thông chỉ nói về bản thân doanh nghiệp mà không thể đề cập nhiều đến khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp không nên cố gắng chạy theo mọi khách hàng. CEO đừng bắt đầu với việc kinh doanh mà hãy bắt đầu với việc xác định thị trường mục tiêu”, ông khuyến nghị.

Hầu hết người đứng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đều phải đối mặt với các vấn đề tương tự tại mọi quốc gia, từ việc không đủ nguồn lực, thiếu kinh phí tới không đủ kinh nghiệm quản lý, không phải chuyên gia tiếp thị.
Cấu trúc của việc kinh doanh cũng tương tự như vậy và sự khác biệt nằm ở cách các quốc gia thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nhân như thế nào.
Tại các quốc gia thịnh vượng như Mỹ hay Canada, chính phủ hỗ trợ cho các trường đại học thành lập các vườn ươm tài năng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Những viện trợ tương tự của chính phủ trong lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp diễn ra không nhiều tại các quốc gia đang phát triển, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp tại đây phải "tự thân vận động" nhiều hơn khi khởi sự doanh nghiệp.
Do đó, tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, có rất nhiều người đang bắt đầu một doanh nghiệp mà ít người ngoài biết được doanh nghiệp đó làm gì. Những người này khởi sự kinh doanh chỉ đơn giản bằng việc thử nghiệm, cố gắng sao chép mô hình kinh doanh của một vài công ty đã thành công hoặc thành công của người khác, doanh nhân khác và dễ dàng dẫn tới thất bại.
Một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp nằm ở sự đổi mới nhưng rõ ràng, không nhiều người trên thế giới biết cách tạo ra sự đổi mới và thậm chí nhiều người còn hiểu sai về hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
Những người chủ doanh nghiệp nhỏ đa phần đi lên từ chuyên môn, nhìn chung không có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và chỉ nắm chắc trong tay đam mê, tham vọng cùng những ý tưởng.
“Khi tôi là giảng viên tại trường đại học và dạy các CEO của SMEs, những doanh nghiệp này rất đa dạng. Một số rất hiểu biết nhưng một số thì không. Tạo ra sự đổi mới phải nên bắt nguồn từ thái độ sẵn sàng đổi mới chứ không phải điều gì khác, cũng không phải từ hệ thống hay từ một kỹ năng nào đó”, ông Arthur Gogatz phân tích.
Hợp phần quan trọng tạo nên sự đổi mới chính là tính linh hoạt. “Hãy làm việc, phát triển và đừng lo lắng về việc mọi thứ như thế nào, nên thế nào. Chắc chắn sẽ không chỉ có một cách duy nhất để làm mọi chuyện, hoàn thành mọi việc”, ông nhấn mạnh.
Với gần 40 năm kinh nghiệm là giảng viên thỉnh giảng ở 23 trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới, PGS.TS. Arthur Gogatz sẽ chia sẻ đúc kết kinh nghiệm ứng dụng đổi mới sáng tạo trong xây dựng chiến lược của các doanh nghiệp SME trên khắp thế giới tại hội thảo “Doanh nghiệp SME và bài toán chiến lược - 2020”.
Sự kiện được tổ chức bởi GPO và Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) cùng các câu lạc bộ thành viên nhằm giúp SMEs hiểu rõ hơn cũng như thiết lập được những chiến lược phù hợp, từ hoạch định đến thực thi.
Diễn ra tại Hà Nội vào chiều 28/11 tới, sự kiện có sự góp mặt của những diễn giả uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn chiến lược và quản trị kinh doanh.
Tạp chí điện tử TheLEADER sẽ là đơn vị truyền thông bảo trợ thông tin cho sự kiện này.
Đi tìm lời giải bài toán chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
"Giải" bài toán ngân sách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Một doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng, tìm kiếm đối tác, khẳng định chỗ đứng trên thị trường thì không thể thiếu sự quảng bá. Tuy nhiên, ngân sách, cách thức thực hiện sao cho hiệu quả luôn là bài toán khó đối với hầu hết các doanh nghiệp. Vậy đâu là lối ra, hướng giải quyết tối ưu cho vấn đề này?
Gỡ nút thắt vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vốn là một trong những nhân tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ hoạt động không hiệu quả, không chủ động, khó đổi mới nếu tiềm lực tài chính hạn hẹp.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Lo vấn nạn thuốc giả, doanh nghiệp quyết xây dựng công nghiệp dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.