Doanh nghiệp
Chuyển động mới tại Ricons
Sau nhiều năm đóng vai trò nhà thầu phụ của Coteccons, Ricons đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình tập đoàn và niêm yết lên sàn chứng khoán.
Ngày 10/10, Công ty Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons) đã tổ chức Đại hội bất thường thông qua tờ trình đổi tên doanh nghiệp thành Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons Group).
Trong một tờ trình khác, với nội dung bầu bổ sung thành viên HĐQT theo đề xuất của Coteccons, chỉ có 16,06% cổ đông tán thành, còn tỷ lệ không tán thành lên đến 75,85%.
Kết quả bỏ phiếu cho thấy, đại đa số các cổ đông đều đồng tình với kế hoạch vươn tầm phát triển của Ricons, nhưng đằng sau sự đồng lòng đó lại có những tiếng nói riêng đầy mâu thuẫn.
Ricons, đơn vị từng được biết đến là một phần trong hệ sinh thái Coteccons là tâm điểm trong cuộc nội chiến giữa các cổ đông tại Coteccons vài năm qua. Cuộc chiến diễn ra căng thẳng và chỉ mới vừa kết thúc với sự ra đi của nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương.
Nhóm cổ đông ngoại Kusto -“bên thắng cuộc” tại Coteccons sau khi đẩy ông Dương và hàng loạt nhân sự cao cấp ra đi, hiện đang nỗ lực tái cơ cấu bộ máy quản trị công ty thông qua việc bầu bổ sung hàng loạt nhân sự của mình vào vị trí quản lý.
Thông tin từ Đại hội cổ đông của Ricons cho thấy, Kusto còn thể hiện tham vọng vươn tầm ảnh hưởng sang Ricons, nơi Coteccons vẫn đang nắm giữ 14,3% cổ phần.
Tuy nhiên, quỹ đầu tư Kazakhstan có thể sẽ gặp khó khăn nhiều hơn tại Ricons. Dù ông Nguyễn Bá Dương cũng từ nhiệm tại Ricons, các cổ đông chiếm quyền biểu quyết đa số tại đây được cho là vẫn ủng hộ ông Dương.
Ban lãnh đạo Ricons với các nhân sự chủ chốt như Chủ tịch Trần Quang Quân hay ông Nguyễn Sỹ Công đều thuộc nhóm “người cũ” của Coteccons. Bản thân ông Quân và ông Công đã phải từ nhiệm ở Coteccons trước sức ép từ Kusto.

Như một giải pháp phòng ngừa rủi ro và tránh lặp lại sai lầm của Coteccons, các cổ đông lớn của Ricons đã có những bước chuẩn bị kỹ càng hơn nhằm chống thâu tóm.
Tại Đại hội cổ đông bất thường trên, Ricons đã thông qua điều lệ mới với nhiều chi tiết quan trọng. Trong đó, công ty sẽ quy định chặt chẽ hơn về tỉ lệ sở hữu cổ phần được quyền đề cử ứng viên vào HĐQT và Ban kiểm soát của công ty.
Cụ thể, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết mới được đề cử một ứng viên vào HĐQT, thay vì chỉ cần 5% đến dưới 10% như trước đây.
Bên cạnh đó, điều lệ mới cho phép công ty có thể có một đến hai người đại diện theo pháp luật, trong khi điều lệ cũ qui định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ngoài ra, điều lệ mới còn qui định rõ việc bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát được thực hiện theo phương thức bầu trực tiếp chứ không bầu dồn phiếu.
Bên cạnh những thay đổi về mặt quản trị, Ricons cũng có những động thái vươn mình, trở thành “vai chính” thay vì kép phụ cho Coteccons như trước kia.
Ricons đã chuyển trụ sở ra khỏi tòa nhà Coteccons và mối làm thầu phụ cho Coteccons đã chấm dứt kể từ cuối 2019, theo chia sẻ của Tổng giám đốc Lê Miên Thụy lẫn thông tin công bố từ phía Coteccons. Đầu tháng 6/2020, Ricons đã thay đổi nhận dạng thương hiệu bằng cách thay "Conteccons Group" ở logo thành "Since 2004".
Trong báo cáo thường niên 2019, ban lãnh đạo công ty cho biết Ricons không còn là một thương hiệu độc lập mà đã trở thành một thương hiệu trong chuỗi sinh thái của Ricons Group, bao gồm các thương hiệu: Ricons (tổng thầu), Riland (đầu tư và phát triển bất động sản), Rihomes (sàn giao dịch bất động sản thuộc Riland), Rilex (cho thuê không gian làm việc thuộc Riland), Risa (khối quản lí bất động sản thuộc Riland), Ricommerce (khối thương mại thuộc Riland), QuiHub (cho thuê kho bãi và nhà xưởng).
Đây là nền tảng giúp Ricons tối ưu hoá mô hình tổng thầu khi trở thành một trong số ít những doanh nghiệp xây dựng sở hữu chuỗi giá trị từ vật liệu, cơ khí, tư vấn, thiết kế, xây lắp cho tới đầu tư và quản lý bất động sản.
Ricons hiện cũng đang lên kế hoạch đưa cổ phiếu niêm yết trước tháng 02/2021, theo đó nhà thầu này dự kiến có được sự chấp thuận của HOSE vào cuối năm 2020.
Trong giai đoạn lỡ hẹn niêm yết, từ 2017-2019, Ricons đã tăng vốn điều lệ từ 105 tỷ đồng lên mức hơn 317 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiệu hữu và cổ đông chiến lược, cổ tức cổ phiếu và phát hành ESOP. Trong đó, đợt phát hành cho các cổ đông hiện hữu, chiến lược vào năm 2018 - cũng là năm thành lập Riland, đã mang lại nguồn thặng dư trên 710 tỷ đồng cho Ricons.
Cổ đông Coteccons bất đồng chủ trương sáp nhập Ricons
Bách Hóa Xanh vượt kế hoạch mở cửa hàng mới cả năm, cứ mở là có lãi
Bách Hóa Xanh dường như đã tìm ra được "công thức" mặt bằng, khi hầu hết các điểm mở mới đều ghi nhận lợi nhuận dương ở cấp độ cửa hàng.
Vincom Retail nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Cần Giờ
Vincom Retail vừa công bố thông tin sẽ nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) của Vingroup.
'Bí quyết' đằng sau sự tự tin trước bão thuế quan của Gemadept
Ban lãnh đạo Gemadept cho biết, từ khi có thông tin thuế đối ứng thì doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản đối phó, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu kể cả trong kịch bản xấu.
Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga
Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.
Phát Đạt muốn bán công ty con nghìn tỷ ở Bình Định
Phát Đạt muốn chuyển nhượng toàn bộ 94% vốn tại Công ty CP Đầu tư Ngô Mây, doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.120 tỷ đồng.
Chứng khoán Việt Nam lại vắng mặt trong kết quả nâng hạng của MSCI
Giới hạn sở hữu nước ngoài tiếp tục là điểm nghẽn đáng kể, nhất là khi nhiều ngành nghề nhạy cảm vẫn áp dụng mức trần sở hữu từ 0-75%.
Quảng Ninh gọi tên doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm du lịch
Không chỉ khai thác tài nguyên sẵn có ở Quảng Ninh, các doanh nghiệp đang kiến tạo nên những sản phẩm du lịch có chiều sâu và sức lan tỏa lâu dài.
Ngân hàng Nhà nước hút tiền trở lại khi tỷ giá lập đỉnh
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hút ròng trở lại sau 4 tháng tạm dừng, giữa lúc tỷ giá USD/VND liên tục lập đỉnh và áp lực thanh khoản gia tăng.
Quốc hội thông qua luật sửa 8 luật về tài chính, đấu thầu, đầu tư
Luật sửa đổi 8 luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua, mở rộng phân quyền, đơn giản thủ tục và tăng tính linh hoạt trong cơ chế chia sẻ doanh thu dự án PPP.
Bách Hóa Xanh vượt kế hoạch mở cửa hàng mới cả năm, cứ mở là có lãi
Bách Hóa Xanh dường như đã tìm ra được "công thức" mặt bằng, khi hầu hết các điểm mở mới đều ghi nhận lợi nhuận dương ở cấp độ cửa hàng.
Chủ tịch C-Holdings livestream bán nhà: Bước đi táo bạo định hình xu hướng mới?
Chủ tịch Công ty CP C‑Holdings Nguyễn Quốc Cường livestream bán nhà được dự báo sẽ mở ra xu hướng mới trong cách làm marketing trên thị trường bất động sản.
3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam
Các tập đoàn CREC, CRCC, CCCC bày tỏ mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt tại Việt Nam, Ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng tài trợ vốn.