Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Nhật Hạ Thứ ba, 29/06/2021 - 14:18

Hàng loạt mặt hàng tăng giá gồm xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, gas vật liệu bảo dưỡng nhà ở... khiến chi phí sinh hoạt của người dân cao hơn trong tháng 6.

Chi phí sinh hoạt của người dân tăng trong tháng 6.

Giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và làm cho giá hàng hóa và dịch vụ đắt hơn. Giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng.

Đây tiếp tục là những nguyên nhân chính mà Tổng cục Thống kê đưa ra để lý giải về mức tăng 0,19% so với tháng trước của Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021.

Cụ thể, tháng này có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 1,07% (làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 12/5/2021, ngày 11/6/2021 và ngày 26/6/2021 làm chỉ số giá xăng tăng 3,45%, dầu diezen tăng 4,71%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,63% (làm CPI chung tăng 0,12 điểm phần trăm) chủ yếu do các đợt nắng nóng trong tháng làm chỉ số giá điện, nước sinh hoạt lần lượt tăng 1% và tăng 0,26%. Bên cạnh đó giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,26% theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào; giá gas tăng 3,85%; giá dầu hỏa tăng 4,95%.

Theo Tổng cục Thống kê, trong nhóm nguyên nhiên vật liệu dùng cho xây dựng, giá sản phẩm nguyên liệu từ gang, sắt, thép tháng 6/2021 đã tăng 3,78% so với tháng trước và tăng 15,28% so với tháng 6/2020. 

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11% và nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1% chủ yếu do thời tiết khi vào hè làm nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát và sử dụng các mặt hàng như tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, quạt điện tăng cao.

Nhóm giáo dục tăng 0,03%, trong đó giá văn phòng phẩm tăng 0,2%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% do thời tiết nắng nóng, người dân dễ mắc bệnh hô hấp và cảm cúm nên nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch tăng làm giá thuốc các loại tăng 0,05%.

Nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,01%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,06%.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13% (làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm) do giá lương thực, thực phẩm giảm khi nguồn cung dồi dào, trong đó lương thực giảm 0,28%, thực phẩm giảm 0,19%, riêng ăn uống ngoài gia đình tăng 0,07%.

Ở các mặt hàng lương thực, giá gạo đã giảm 0,36% do các địa phương trên cả nước cơ bản đã thu hoạch xong lúa vụ đông xuân.

Còn các mặt hàng thực phẩm thì giá thịt lợn giảm 2% do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, nhiều nhà hàng, quán ăn, trường học phải đóng cửa làm cho mức tiêu thụ mặt hàng thịt lợn giảm trong khi nguồn cung thịt lợn tăng; giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn giảm; giá thịt gà giảm 0,03%; giá thủy sản tươi sống giảm 0,31%; giá quả tươi và chế biến giảm 3%. Riêng giá các loại rau tươi, khô và chế biến tăng 3,69%.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm 0,08% do giá dịch vụ du lịch trọn gói giảm 0,05%, giá cây, hoa cảnh giảm 2,91%.

Riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép không đổi.

Tính chung quý II/2021, CPI tăng 0,45% so với quý trước và tăng 2,67% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhóm giao thông tăng cao nhất 18,12%, bảy nhóm còn lại chỉ tăng từ 1,7 – 4,1%.

Hai nhóm có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ năm trước là bưu chính viễn thông giảm 0,82%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,58%.

Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 ; lạm phát cơ bản 6 tháng tăng 0,87%.

Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Theo Tổng cục thống kê, CPI bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng do bốn nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, giá xăng dầu trong nước tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,61 điểm phần trăm), giá gas tăng 16,51% (làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm).

Thứ hai, giá dịch vụ giáo dục tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình.

Thứ ba, giá gạo tăng 6,97% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao.

Thứ tư, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, giá thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, tốc độ CPI 6 tháng đầu năm nay cũng bị kiềm chế bởi ba yếu tố chính. Đầu tiên, giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,39% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung giảm 0,08 điểm phần trăm).

Thứ hai, Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II (bắt đầu giảm từ tháng 5/2020) và quý IV năm 2020 (được thực hiện vào tháng 1/2021) nên giá điện sinh hoạt bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm 3,06% so với cùng kỳ năm 2020.

Thứ ba, nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 2,85% so với cùng kỳ năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như vé tàu hỏa giảm 3,4%, giá vé máy bay giảm 17%.

Đồng thời, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định giá cả thị trường.

Lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Tiêu điểm -  3 năm
Chi phí sinh hoạt của người dân tăng trong tháng 5 khi hàng loạt các mặt hàng đắt hơn so với tháng trước như giá xăng dầu, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá điện, nước sinh hoạt, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm.
Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Tiêu điểm -  3 năm
Chi phí sinh hoạt của người dân tăng trong tháng 5 khi hàng loạt các mặt hàng đắt hơn so với tháng trước như giá xăng dầu, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá điện, nước sinh hoạt, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm.
Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Tiêu điểm -  3 năm

Chi phí sinh hoạt của người dân tăng trong tháng 5 khi hàng loạt các mặt hàng đắt hơn so với tháng trước như giá xăng dầu, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá điện, nước sinh hoạt, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Giá điện, nước sinh hoạt giảm kéo CPI tháng 4 âm

Giá điện, nước sinh hoạt giảm kéo CPI tháng 4 âm

Tiêu điểm -  3 năm

Một phần chi phí sinh hoạt của người dân giảm trong tháng 4 khi đồng loạt giá điện, nước sinh hoạt giảm lần lượt 0,73% và 1,57%; giá gas xuống 4,86%, dầu hỏa, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng rẻ hơn.

Giá thịt lợn xuống thấp khiến CPI tháng 3 giảm 0,27%

Giá thịt lợn xuống thấp khiến CPI tháng 3 giảm 0,27%

Tiêu điểm -  3 năm

Nguồn cung đảm bảo khiến giá thịt lợn giảm mạnh. CPI tháng này cũng giảm 0,27% mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh tăng liên tục.

CPI tháng 2 tăng cao nhất trong 8 năm qua

CPI tháng 2 tăng cao nhất trong 8 năm qua

Tiêu điểm -  3 năm

CPI tháng 2 tăng 1,52% so với tháng trước. Đây là mức cao nhất trong tám năm qua với 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá trong dịp Tết Nguyên đán.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  54 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  58 phút

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.