CPI tháng 2 tăng cao nhất trong 8 năm qua

Nhật Hạ Thứ hai, 01/03/2021 - 11:08

CPI tháng 2 tăng 1,52% so với tháng trước. Đây là mức cao nhất trong tám năm qua với 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá trong dịp Tết Nguyên đán.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kết thúc chương trình hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng đợt 2; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê.

Đây là mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 2 trong tám năm gần đây.

CPI tháng 2 tăng cao nhất trong 8 năm qua

Cụ thể, tháng Tết có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất với 4% (làm CPI chung tăng 0,75 điểm phần trăm), trong đó giá điện sinh hoạt tăng 20,06% (tác động làm CPI chung tăng 0,66 điểm phần trăm); giá vật liệu, bảo dưỡng nhà ở chính tăng 1,31%; giá gas tăng 6,74% và giá dầu hỏa tăng 4,35%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,61%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán.

Trong đó, lương thực tăng 1,77% chủ yếu đến từ giá gạo tăng 2,19% (do giá gạo xuất khẩu cùng nhu cầu tiêu dùng dịp Tết tăng); thực phẩm tăng 1,82% (làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm) với giá thịt lợn tăng 4,88%, giá gà tăng 2,15%, thịt bò tăng 3,72%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,01%.

Nhóm giao thông tăng 1,55% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 26/01/2021 và thời điểm 25/02/2021 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 3,28% (tác động làm CPI chung tăng 0,12 điểm phần trăm); bên cạnh đó, nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán tăng nên giá dịch vụ giao thông công cộng tăng và nhu cầu mua sắm, sửa chữa cuối năm tăng nên giá một số loại xe và giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện tăng.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,9% do nhu cầu tiêu dùng và làm quà biếu tặng, chúc Tết nên giá đồ uống không cồn tăng 0,49%; rượu bia tăng 1,26%; thuốc hút tăng 0,64%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,2%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13% do giá hoa, cây cảnh tăng. Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,03%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%. Nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,74%.

Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.

CPI tháng 2/2021 tăng 1,58% so với tháng 12/2020 và tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước – thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay; CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 0,14% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Lạm phát cơ bản tháng 02/2021 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 0,79% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 0,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Giảm giá điện khiến CPI chỉ tăng nhẹ trong tháng cận Tết

Giảm giá điện khiến CPI chỉ tăng nhẹ trong tháng cận Tết

Tiêu điểm -  3 năm

EVN triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đợt 2 đã giúp chỉ số CPI chỉ tăng nhẹ 0,06% trong tháng cận Tết.

CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Tiêu điểm -  3 năm

Giá gạo, giá thịt lợn, giá thuốc và thiết bị y tế, học phí đồng loạt tăng là những nguyên nhân chính khiến CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước.

CPI tháng 11 âm

CPI tháng 11 âm

Tiêu điểm -  3 năm

Giá xăng dầu, điện, nước đồng loạt giảm là những yếu tố làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,01% so với tháng trước.

CPI tháng 10 tăng thấp lịch sử

CPI tháng 10 tăng thấp lịch sử

Tiêu điểm -  3 năm

Mức tăng 0,09% của CPI tháng này chủ yếu do tăng học phí tại 9 tỉnh, thành phố và chỉ số giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng.

Sẵn sàng chuyển giao 2 ngân hàng '0 đồng'

Sẵn sàng chuyển giao 2 ngân hàng '0 đồng'

Tài chính -  4 giờ

Ban lãnh đạo các ngân hàng trên đều tin tưởng việc nhận chuyển giao sẽ mang lại lợi ích, song mỗi bên lại tìm kiếm những cơ hội khác nhau.

‘ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm’

‘ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm’

Tiêu điểm -  4 giờ

ASEAN cần tự cường, đẩy mạnh kết nối và đổi mới sáng tạo để đối phó thách thức, vươn tầm phát triển trong bối cảnh toàn cầu biến động.

Thương mại Việt - Pháp trước khi trở thành Đối tác chiến lược toàn diện

Thương mại Việt - Pháp trước khi trở thành Đối tác chiến lược toàn diện

Tiêu điểm -  5 giờ

Thương mại song phương Việt - Pháp đang phục hồi chậm, chỉ gần 7% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với bức tranh xuất nhập khẩu chung của Việt Nam

Thanh toán xác thực sinh trắc học lần đầu tiên ra mắt tại Ngày thẻ 2024

Thanh toán xác thực sinh trắc học lần đầu tiên ra mắt tại Ngày thẻ 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

PVcomBank ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lần thứ tư tham gia sự kiện Sóng Festival với công nghệ thanh toán xác thực sinh trắc học Smile Pay.

Ericsson muốn đào tạo nhân tài trẻ trong ngành viễn thông

Ericsson muốn đào tạo nhân tài trẻ trong ngành viễn thông

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Chương trình đào tạo của Ericsson sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết về công nghệ 5G, Cloud và AI bắt kịp xu hướng ngành viễn thông.

Startup sinh viên chăm sóc tinh thần cho các ông chủ doanh nghiệp

Startup sinh viên chăm sóc tinh thần cho các ông chủ doanh nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Dù chỉ mới là sinh viên năm ba đại học, nhưng ban điều hành startup MSE đã nhận được vốn đầu tư thông qua việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các doanh nghiệp.

EU, Anh đề xuất Việt Nam đưa ra khung quy định chuyển dịch năng lượng

EU, Anh đề xuất Việt Nam đưa ra khung quy định chuyển dịch năng lượng

Phát triển bền vững -  10 giờ

Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và nguồn lực cần thiết để chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững.