Công ty Nhật ở Việt Nam đối mặt thách thức về nhân sự

Hứa Phương Thứ ba, 30/08/2022 - 20:29

Các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức về chi phí nhân sự ngày càng tăng, nguồn cung nhân lực không đủ, đặc biệt là cho các vị trí quản lý cấp trung.

Gia tăng chi phí nhân sự, thiếu nguồn cung nhân lực có trình độ và thiếu hụt nhân lực có kỹ năng hoặc kinh nghiệm là những thách thức chủ yếu về nhân sự mà các doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam phải đối mặt, theo một báo cáo nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam do JICA thực hiện. 

Chi phí nhân sự được xếp là thách thức phổ biến nhất và ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin.

Mối lo ngại của doanh nghiệp Nhật về nhân lực ngành công nghiệp ở Việt Nam
Các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức về chi phí nhân sự ngày càng tăng, nguồn cung nhân lực không đủ, đặc biệt là cho các vị trí quản lý cấp trung.

Bên cạnh đó, ngành công nghệ thông tin cũng đang đối mặt với sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực có tay nghề cao, trong khi các doanh nghiệp sản xuất và xây dựng chủ yếu gặp tình trạng thiếu lao động. Lao động chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ năng làm việc thực tế, đặc biệt là với lao động phổ thông.

Theo xu hướng chung, các công ty Nhật Bản tại Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức về chi phí nhân sự ngày càng tăng, nguồn cung nhân lực không đủ, đặc biệt là cho các vị trí quản lý cấp trung.

Các công ty lớn gặp khó khăn hơn trong việc tuyển dụng đủ lao động do số lượng tuyển dụng lớn, đặc biệt là tuyển dụng trong thời gian cao điểm. JICA cho biết, theo ý kiến của một số hiệp hội Nhật Bản tại Việt Nam, tình trạng thiếu nhân lực cấp quản lý địa phương được dự báo sẽ còn nghiêm trọng hơn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian tới.

Yêu cầu mới với nhân lực công nghiệp

Theo nghiên cứu của JICA, do ảnh hưởng của xã hội già hóa và chi phí lao động tăng cao, Việt Nam sẽ sớm đánh mất lợi thế so sánh hiện tại về lao động giá rẻ. Ngoài ra, năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp nhưng khi quá trình số hóa ngày càng được thúc đẩy, việc cần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao và có khả năng sáng tạo để xây dựng năng lực cạnh tranh là rất cần thiết.

Trong bối cảnh mới, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực đều cần nhân sự có các kỹ năng mềm như làm việc nhóm và khả năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh các kỹ năng cần thiết như kỹ thuật, kiến thức chuyên môn và ngôn ngữ, yêu cầu đối với nhân sự trong tương lai còn có khả năng giải quyết vấn đề, kiến thức công nghệ thông tin – truyền thông, khả năng học tập chủ động, kỹ năng sáng tạo.

Kỹ năng mềm là yêu cầu được ưu tiên hàng đầu đối với người lao động hiện nay, dù ở bất kỳ vị trí nhân sự nào. Đặc biệt, đối với cấp độ quản lý, các kỹ năng liên quan tới quản lý gồm kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý tổ chức và kỹ năng đàm phán là yêu cầu bắt buộc.

Trong khi đó, đối với các vị trí nhân viên kỹ thuật, nhân sự chuyên môn thì kiến thức và kỹ năng ngành quan trọng hơn, sau đó là yêu cầu kỹ năng mềm liên quan tới năng lực hợp tác, làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu của JICA cũng cho biết, điểm yếu lớn nhất của sinh viên tốt nghiệp đại học là thiếu các kỹ năng mềm, kỹ năng nhận thức nâng cao và kỹ năng chuyên ngành.

Hầu hết sinh viên tốt nghiệp đại học thường có kiến thức cơ bản, khả năng ngôn ngữ và kỹ năng công nghệ thông tin, những điều này dường như giúp họ đứng ở vạch xuất phát nhưng chưa đủ cho yêu cầu công việc thực tế. Mặc khác, sinh viên tốt nghiệp còn thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng kỹ thuật so với nhu cầu của doanh nghiệp.

Do đó, hầu hết người sử dụng lao động cần phải nỗ lực tổ chức các hoạt động đào tạo tại chỗ cho nhân sự được tuyển dụng. Bên cạnh đó, các xu hướng phát triển công nghiệp toàn cầu được cho là có ảnh hưởng đến nhu cầu nhân sự trong tất cả các ngành.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành công nghệ thông tin và dịch vụ, đòi hỏi nhân viên tương lai phải nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin, năng lực thích ứng và linh hoạt.

Yêu cầu nhân sự trong ngành sản xuất công nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng bởi xu hướng đẩy mạnh tự động hóa, do đó dẫn tới nhu cầu về cả nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng cho người lao động. Trong khi đó, việc chuỗi giá trị toàn cầu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trong việc tuyển dụng lao động kỹ năng thấp và nhân sự cấp trung.

Trong tương lai, 5 yêu cầu hàng đầu là kỹ năng kỹ thuật/chuyên ngành, kỹ năng giải quyết vấn đề, kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin – truyền thông, ngôn ngữ tiếng Anh, và kỹ năng học tập chủ động.

Dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu và công nghiệp, các kỹ năng chuyên môn kỹ thuật vẫn được ưu tiên hàng đầu trong khi các kỹ năng nhận thức vẫn có tầm quan trọng cao. Bên cạnh đó, kỹ năng sáng tạo nổi lên như một trong những yêu cầu kỹ năng quan trọng nhất đối với thị trường lao động trong tương lai.

Đối với yêu cầu về bằng cấp, hiện nay, bằng tốt nghiệp đại học là yêu cầu phổ biến nhất đối với các cấp quản lý, nhân viên kỹ thuật/nghiệp vụ và nhân viên văn phòng. Trong khi đó, bằng cấp giáo dục nghề nghiệp chưa được các nhà tuyển dụng hiện nay coi trọng, hầu hết công ty được khảo sát không yêu cầu bất kỳ bằng cấp nghề nào khi tuyển dụng lao động phổ thông/công nhân.

Tuy nhiên, trong tương lai, yêu cầu bằng cấp cũng sẽ trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp cho thấy yêu cầu cao hơn về bằng cấp trình độ ở tất cả các nhóm nhân sự; trình độ trên đại học được yêu cầu cao hơn đối với cán bộ quản lý, bằng cấp giáo dục nghề nghiệp được yêu cầu cao hơn đối với lao động phổ thông/công nhân. 

Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm
Đại diện JETRO cho biết, tác động của đại dịch Covid-19 gây ra những rủi ro cho nền kinh tế, tuy nhiên về dài hạn, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn sẽ tích cực đầu tư vào Việt Nam.
Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm
Đại diện JETRO cho biết, tác động của đại dịch Covid-19 gây ra những rủi ro cho nền kinh tế, tuy nhiên về dài hạn, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn sẽ tích cực đầu tư vào Việt Nam.
Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến quá trình trung hòa carbon tại Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến quá trình trung hòa carbon tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, doanh nghiệp Nhật Bản đang bày tỏ sự quan tâm tới lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên, 2 mũi nhọn trong tiến trình giảm phát thải, hướng tới trung hòa carbon.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  54 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  58 phút

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.