Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đạt mức lịch sử

Hoài Anh Thứ ba, 30/08/2022 - 21:32

Với con số hơn 3.680 nghìn tỷ đồng, không chỉ dừng lại ở việc ‘phục hồi’ mà hoạt động thương mại và dịch vụ 8 tháng qua đang tăng trưởng nhanh, so với cả thời điểm trước khi có Covid-19.

Hình ảnh nhộn nhịp của du lịch Sầm Sơn mùa hè này.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8 tiếp tục phục hồi ở tất cả các ngành và ghi nhận mức doanh thu tăng cao 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dịch vụ lưu trú, ăn uống gấp 2,9 lần và dịch vụ du lịch lữ hành gấp 65,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, con số tăng trưởng ‘siêu thực’ trên một phần do tháng 8/2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội.

Tính chung 8 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.679,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 3,5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,1% (cùng kỳ năm 2021 giảm 5,1%).

Đây là quy mô lớn nhất từ trước đến nay của 8 tháng đầu năm. So với 8 tháng năm 2019 – thời điểm chưa có dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng qua vẫn tăng 14%.

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đạt mức lịch sử

Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng qua ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong các hoạt động thương mại và dịch vụ trong nửa đầu năm nay, khi ước đạt 15,4 nghìn tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch nội địa.

Đáng chú ý, một số địa phương ghi nhận mức tăng trưởng khủng như Cần Thơ tăng hơn 620%; Đà Nẵng tăng 471%; Hà Nội tăng 226%; Hải Phòng tăng 178%; TP.HCM tăng 128%.

Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2019, doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng tăng 48%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ghi nhận mức tăng trưởng thứ 2 khi đạt 377,8 nghìn tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè sau hơn 2 năm hạn chế đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình.

Nổi bật nhất ở một số địa phương như Cần Thơ tăng 96%; Đà Nẵng 84%; TP.HCM tăng 76%; Quảng Ninh tăng 72%; Hà Nội tăng 65%; Đồng Nai tăng 37%; Bình Dương tăng 36%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm tới gần 80% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, khi 8 tháng qua ghi nhận 2.925 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 11,3%), chủ yếu do doanh thu cùng kỳ năm trước đạt thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ghi nhận mức tăng 2 con số ở các địa phương gồm Khách Hòa tăng 28%; TP.HCM tăng 18%; Bình Dương tăng 17%; Hải Phòng tăng 13%; Quảng Ninh tăng 12%; Hà Nội tăng 11%.

Do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng cao sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, bên cạnh hoạt động thương mại và dịch vụ được khôi phục hoàn toàn và tiếp tục tăng trưởng, vận tải hành khách gần đây cũng đạt kết quả tích cực. Số lượt hành khách vận chuyển trong tháng 8 gấp 4,4 lần và luân chuyển gấp 7,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng đầu năm nay, vận chuyển hành khách tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 52%.

Trong đó, vận tải trong nước đạt 2.513,3 triệu lượt khách, tăng 30% và 115,5 tỷ lượt khách.km, tăng 44%; vận tải ngoài nước có sự phục hồi tích cực với 1,8 triệu lượt khác, gấp 23 lần so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, ngành hàng không đang phục hồi mạnh mẽ nhất trong nửa đầu năm nay khi ghi nhận 20,3 triệu lượt khách, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 21,4 tỷ hành khách.km, tăng 79%.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho biết, vận tải hành khách mặc dù đã có nhiều khởi sắc nhưng sản lượng vận chuyển 8 tháng qua mới bằng 76% và luân chuyển bằng 74% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhờ Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại, khách quốc tế đến Việt Nam đang duy trì đà tăng trưởng cao qua từng tháng khi tháng 8 có 486,4 nghìn lượt người, tăng 38% so với tháng trước và gấp 52,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đạt 1.441 nghìn lượt người, gấp 14 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 87% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm chưa có dịch Covid-19.

Cụ thể, khách đến bằng đường hàng không đạt 1.270,6 nghìn lượt người, chiếm 88% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 18,5 lần so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 170 nghìn lượt người, gấp 4,7 lần; bằng đường biển đạt 387 lượt người, tăng 41%.

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đạt mức lịch sử 1
Du lịch rộn ràng đón khách dịp nghỉ lễ

Du lịch rộn ràng đón khách dịp nghỉ lễ

Tiêu điểm -  2 năm
Du lịch hè luôn là mùa du lịch sôi động nhất trong rất nhiều năm. Riêng mùa du lịch hè năm 2022 không chỉ sôi động mà còn có vẻ dài hơn cả những mùa du lịch hè trước 2 năm khi dịch Covid-19 diễn ra.
Du lịch rộn ràng đón khách dịp nghỉ lễ

Du lịch rộn ràng đón khách dịp nghỉ lễ

Tiêu điểm -  2 năm
Du lịch hè luôn là mùa du lịch sôi động nhất trong rất nhiều năm. Riêng mùa du lịch hè năm 2022 không chỉ sôi động mà còn có vẻ dài hơn cả những mùa du lịch hè trước 2 năm khi dịch Covid-19 diễn ra.
Thế Giới Di Động: Nhà bán lẻ điện thoại gập Samsung số một Việt Nam

Thế Giới Di Động: Nhà bán lẻ điện thoại gập Samsung số một Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Việc trở thành đơn vị giao Galaxy Z Fold4 và Galaxy Z Flip4 sớm nhất Việt Nam cho thấy vị thế và nỗ lực của nhà bán lẻ lớn Thế Giới Di Động với mong muốn khách hàng nhanh chóng có trên tay sản phẩm yêu thích.

Thị trường bán lẻ sôi động sau đại dịch

Thị trường bán lẻ sôi động sau đại dịch

Bất động sản -  2 năm

Nửa đầu năm 2022, thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng của quý trước, dần vượt qua ảnh hưởng nặng nề của làn sóng Covid-19 thứ 4.

Bán lẻ mĩ phẩm đón sóng khởi nghiệp

Bán lẻ mĩ phẩm đón sóng khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  2 năm

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD, nhưng đang bị xâm chiếm bởi các thương hiệu nước ngoài với thị phần lên tới 90%.

3 xu hướng dẫn dắt ngành bán lẻ trong nửa cuối năm

3 xu hướng dẫn dắt ngành bán lẻ trong nửa cuối năm

Tiêu điểm -  2 năm

Tính đến tháng 6, mức độ di chuyển của người Việt Nam đến các địa điểm bán lẻ và vui chơi giải trí đã phục hồi về mức trước dịch, đánh dấu sự trở lại giai đoạn tăng trưởng tiêu dùng Việt Nam sau 2 năm bị ảnh hưởng.

Tín hiệu bùng nổ từ bán lẻ và tiêu dùng sau 6 tháng

Tín hiệu bùng nổ từ bán lẻ và tiêu dùng sau 6 tháng

Tiêu điểm -  2 năm

Nhờ hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là sự bùng nổ của du lịch nội địa trong quý II năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa đầu năm nay có quy mô cũng như tốc độ tăng cao nhất trong 5 năm qua.

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  8 giờ

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  9 giờ

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  3 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  4 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Tiêu điểm -  4 ngày

“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  8 giờ

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  9 giờ

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Bất động sản -  12 giờ

Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Doanh nghiệp -  1 ngày

Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Tài chính -  1 ngày

Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Tài chính -  1 ngày

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.