Tiêu điểm
Samsung bác tin đồn rời Thái Nguyên sang Ấn Độ
“Thông tin về việc Samsung chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ thời gian gần đây là không đúng sự thật", ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam khẳng định trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.

Theo ông Choi Joo Ho, những sản phẩm được sản xuất ở Ấn Độ chủ yếu phục vụ thị trường nội địa và một phần nhỏ xuất khẩu sang các quốc gia Châu Phi, còn tại Việt Nam thì xuất khẩu sang 128 quốc gia trên thế giới. Như vậy sản lượng của nhà máy Samsung tại Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sản lượng ở Ấn Độ.
Cũng theo Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, Samsung sẽ nỗ lực, tiếp tục phát triển tại Thái Nguyên. Trong suốt thời gian gần 10 năm hoạt động trên địa bàn tỉnh, Samsung luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, đồng hành của các cấp, ngành và người dân tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
Từ một dự án ban đầu là Công ty Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên (SEVT) được khởi công tháng 3/2013, với số vốn 2 tỷ USD, chỉ sau 01 năm, dự án đã tăng thêm 3 tỷ USD. Liên tục sau đó, Samsung luôn thực hiện cam kết tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất.
Gần đây nhất, Samsung đã tăng vốn thêm gần 1,2 tỷ USD vào Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại tỉnh Thái Nguyên, nâng tổng mức đầu tư của tập đoàn tại Thái Nguyên lên hơn 7,5 tỷ USD.
Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tập đoàn Samsung tại tỉnh Thái Nguyên cũng cam kết sẽ tiếp tục duy trì sản xuất ổn định hoặc tăng trưởng cao hơn so với năm 2022 và nghiên cứu tiếp tục đầu tư sản xuất sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn, thử nghiệm vào tháng 5 và chính thức đi vào sản xuất từ tháng 11/2023. Năm 2023, Samsung tại Thái Nguyên đặt mục tiêu tăng trưởng 5%.
Trong suốt các năm qua, Samsung luôn duy trì kim ngạch xuất khẩu ổn định tại Việt Nam nhờ việc duy trì ổn định hoạt động sản xuất. Trong đó, năm 2021 kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD và năm 2022 đạt 65 tỷ USD, giảm 500 triệu USD trong bối cảnh ảnh hưởng của cầu tiêu dùng thắt chặt và lạm phát tăng cao sau đại dịch Covid-19.
Được biết, việc sản xuất sản phẩm điện tử của Samsung được phân bổ trên toàn thế giới. Trong đó, riêng dòng điện thoại tại Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất, với khoảng 50 - 60% tổng sản lượng điện thoại của toàn cầu.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng Samsung
Samsung hỗ trợ Việt Nam phát triển nhà máy thông minh
Để thực hiện phát triển nhà máy thông minh, Samsung sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực vận hành sản xuất trên nền tảng công nghệ cho 50 doanh nghiệp Việt Nam, đào tạo 100 chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp.
Samsung đã đầu tư 18 tỷ USD vào Việt Nam
Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc hiện đang có 8 cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu tại Việt Nam với tổng quy mô đầu tư là gần 18 tỷ USD trong gần 1/4 thế kỷ qua.
Samsung sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam
Đại diện doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam cho biết sẽ không thay đổi chiến lược đầu tư dù các nhà máy sản xuất vẫn đang phải đối mặt với rủi ro từ đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4.
Samsung đóng góp 75 tỷ đồng phòng chống dịch Covid-19
Tính riêng đợt dịch Covid bùng phát lần thứ tư đến nay, Samsung đã đóng góp gần 75 tỷ đồng dành cho quỹ Vaccine Việt Nam và công tác phòng chống dịch tại Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.