Doanh nghiệp
VinFast lên kế hoạch xây nhà máy tại Indonesia
VinFast đang có kế hoạch mở rộng sang 7 thị trường khác nhau ở châu Á, bao gồm cả Indonesia - nơi công ty dự kiến sẽ bán xe từ năm sau và xây dựng nhà máy sản xuất ô tô vào năm 2026.
Kế hoạch này được VinFast đề cập trong hồ sơ gửi lên Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) ngày 12/9, với việc đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD vào thị trường Indonesia trong dài hạn, bao gồm khoảng 200 triệu USD dành cho việc xây dựng nhà máy.
Dự kiến, nhà máy xe điện VinFast tại Indonesia sẽ đi vào vận hành từ năm 2026 với công suất 30.000 - 50.000 xe/năm. Chiến lược của VinFast được đánh giá có nhiều thuận lợi, khi ô tô điện mới chỉ chiếm chưa đến 1% lưu lượng ô tô tại quốc gia này.
Indonesia đang là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Nước này đang nỗ lực thu hút các nhà sản xuất ô tô điện toàn cầu, với nguồn cung nickel dồi dào - một thành phần quan trọng của pin ô tô điện.
Nếu nhà máy xe điện VinFast tại Indonesia đi vào vận hành, đây sẽ là nhà máy thứ ba của doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh nhà máy chính ở Hải Phòng và một nhà máy mới được khởi công ở Bắc Carolina, Mỹ.
Với nhà máy tại Bắc Carolina, Mỹ, VinFast đầu tư giai đoạn 1 khoảng 2 tỷ USD, tập trung sản xuất các mẫu xe điện VF 7, VF 8 và VF 9. Nguồn cung linh kiện phục vụ sản xuất sẽ được ưu tiên mua tại Mỹ, Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Nhà máy VinFast tại Bắc Carolina sẽ đi vào vận hành với công suất 150.000 xe điện/năm và cũng có thể mở rộng quy mô sản xuất theo nhu cầu thị trường. Còn nhà máy tại Việt Nam có thể đạt công suất 300.000 xe điện/năm và có thể mở rộng quy mô lên đến 950.000 xe điện/năm.
Hiện tại, khoảng 13.000 chiếc xe điện của VinFast được bán tại Việt Nam, ngoài ra còn xuất hiện tại Bắc Mỹ và sắp tới là châu Âu. Các mẫu ô tô điện VinFast đã được bàn giao tại thị trường Việt Nam bao gồm: VF e34, VF 8, VF 9 và VF 5.
Đầu năm nay, VinFast cũng đã xuất khẩu 2 lô xe VF 8 đầu tiên tới Bắc Mỹ, ghi dấu mốc quan trọng trong hành trình trở thành thương hiệu xe điện được công nhận toàn cầu.
Kể từ khi thành lập vào năm 2017, VinFast đã công bố nhiều kế hoạch phát triển ô tô điện đầy tham vọng ở nước ngoài. Hiện VinFast đã phát triển thành công hệ sinh thái xe điện toàn diện (từ minicar đến 5 phân khúc cơ bản: A-B-C-D-E); xe máy điện và xe buýt điện.
VinFast cũng cho biết có kế hoạch hiện diện ở các thị trường như Ấn Độ, Malaysia, Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latinh, đồng thời tiếp tục mở rộng tại châu Âu.
Việc niêm yết thành công cổ phiếu trên sàn Nasdaq gần đây được xem là dấu mốc lớn, đánh dấu VinFast trở thành công ty toàn cầu, đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận thị trường vốn lớn nhất thế giới phục vụ cho kế hoạch phát triển xe điện của công ty.
Lần đầu tiên sau 6 năm phát triển, VinFast bước ra thế giới và nói về những gì mình đã và đang làm, điều chưa từng có công ty nào ở Việt Nam làm được.

Bà Lê Thị Thu Thủy - CEO VinFast Global đánh giá, phát triển thị trường xe điện hiện đi kèm với nhiều khó khăn và thách thức. Đơn cử việc VinFast gia nhập thị trường ô tô điện Mỹ được dự báo sẽ vấp phải nhiều cạnh tranh tới từ những tên tuổi lớn như Tesla, BYD, đó là chưa kể đến các nhà sản xuất ô tô truyền thống cũng đang tích cực bắt nhịp với dòng xe hybrid và EV.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn luôn được đánh giá là một thị trường đủ lớn cho nhiều nhà sản xuất, cộng thêm với việc người dân Mỹ cởi mở với sản phẩm ô tô điện.
"Nếu chúng tôi có thể thành công ở Mỹ, chúng tôi có thể xây dựng thương hiệu và thành công ở bất kỳ nơi đâu", bà Thủy nhấn mạnh.
CEO VinFast Global tin tưởng vào một tương lai phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, đặc biệt với mô hình kinh doanh mới - mô hình hybrid (hệ thống bán lẻ riêng của thương hiệu kết hợp với hợp tác với hệ thống nhà phân phối) sẽ giúp VinFast mở rộng thị trường nhanh hơn.
Ngoài ra, ở góc độ bao quát, khi thị trường đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ xe xăng sang xe điện có nghĩa là dư địa còn rất lớn và có đủ chỗ cho các thương hiệu xe điện mới. Và VinFast hoàn toàn có thể chinh phục thị trường này.
Ngoài ra, hệ thống trạm sạc của Mỹ tới nay đã và đang phát triển rộng rãi. VinFast có thể kết nối với hơn 73.000 trạm sạc tại Mỹ. Với sự phát triển của hệ thống trạm sạc và hệ thống đối tác hiện có, doanh nghiệp tự tin rằng đây không phải là vấn đề lớn.
Nhà đầu tư kỳ vọng The CrownX, FPT Software tiếp nối VinFast IPO tại Mỹ
Xuất khẩu chuối, sầu riêng của HAGL vẫn bình thường
HAGL cho biết hoạt động xuất khẩu chuối của công ty sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường mà không có bất kỳ hạn chế hoặc vướng mắc gì. Ngoài ra, sầu riêng cũng đã thu hoạch xong mùa vụ đầu tiên nên không còn hàng để xuất khẩu.
FPT Software vào cuộc đua nước rút doanh thu 1 tỷ USD
Không chỉ chú trọng vào lĩnh vực phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong nước và quốc tế, FPT Software giờ đây đã hiện thực hóa được ước mơ của nhiều thế hệ người Việt với chip bán dẫn "Make in Vietnam".
Khe cửa hẹp cho doanh nghiệp phòng sạch trong nước
Tiềm năng là rất lớn, song hoạt động của các doanh nghiệp phòng sạch tại Việt Nam vẫn rất nhỏ lẻ, rời rạc, phần lớn phụ thuộc vào nguồn cung và phân phối máy móc, thiết bị của nước ngoài.
PNJ đang giành thêm thị phần vàng, trang sức
Xu hướng trang sức trung, cao cấp tại Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng trưởng, nhất là sau 2 năm sàng lọc, thị trường trang sức xuất hiện nhiều khoảng trống mà doanh nghiệp nhỏ lẻ và cửa hàng tư nhân để lại.
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.