Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất động sản rơi vào 'ngõ cụt'
Cuộc đàm phán giữa các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn đi vào ngõ cụt khi chưa có sự thỏa hiệp nào diễn ra.

Ngày 13/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Xây dựng đã có cuộc họp trực tuyến với 14 ngân hàng thương mại có dư nợ bất động sản trên 20.000 tỉ đồng cùng nhiều tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn nhất nước để bàn cách phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh.
Hội thảo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá về tháo gỡ tín dụng, tìm lối thoát để các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận nguồn vốn.
Tuy nhiên, từ thông điệp mà các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng nêu ra tại cuộc họp, có thể thấy hai bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Đầu tiên, nhóm "vay nợ” với đại diện là các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu hiếm khi nhắc vấn đề lãi suất cho vay. Đây không phải là vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp bởi thực tế hiện tại họ đang rất khó để vay được tiền, chứ chưa bàn đến chuyện lãi suất vay.
Nguyên nhân đến từ các vướng mắc pháp lý, đây cũng là điều các doanh nghiệp bất động sản quan tâm nhất.
“Vướng mắc của doanh nghiệp hơn 70% là về thủ tục pháp lý. Giải phóng mặt bằng thủ tục kéo dài có dự án 15 năm chưa xong giải phóng mặt bằng. Về thủ tục đầu tư, có dự án phải xin trên 30 con dấu”, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest nêu vấn đề tại hội nghị.
Đồng tình với quan điểm này, Tổng giám đốc Novaland Dennis Ng Teck Yow cho biết vướng mắc pháp lý đang chiếm tới 80% các khó khăn hiện tại của doanh nghiệp này và gây ra rất nhiều hệ lụy xấu.
Điều mong muốn nhất của tập đoàn là chính sách cởi mở hơn, kiện toàn Luật Đầu tư để quy trình đầu tư - giao đất - quy hoạch - cấp phép xây dựng được diễn ra nhanh chóng, minh bạch, tiết kiệm.
Việc thu gọn thủ tục pháp lý ở đây, cũng bao gồm cả rút gọn thủ tục pháp lý khi vay vốn. Đại diện Vinhomes cho biết các ngân hàng đang thẩm định hồ sơ để giải ngân lâu hơn, cũng như định giá các tài sản đảm bảo là bất động sản thấp hơn.
Vì vậy, điều các doanh nghiệp bất động sản muốn nhất là các ngân hàng đơn giản hóa điều kiện cho vay, đồng thời kéo dài thời gian cho vay hơn bình thường để giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay.
Ở chiều ngược lại, nhóm “chủ nợ” với đại diện là các ngân hàng thương mại hàng đầu thể hiện quan điểm cứng rắn. Hầu hết đều cho rằng, không thể rút ngắn quy trình thẩm định, nới lỏng điều kiện cho vay.
Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB cho biết, thị trường bất động sản khó khăn pháp lý nên ngân hàng càng phải thẩm định kỹ thủ tục, phải làm chặt chẽ hơn vì rủi ro hơn, do đó thời gian có thể kéo dài hơn.
“Không thể trong lúc thị trường rủi ro lại yêu cầu ngân hàng nới quy định, đi ngược lại với quản trị về rủi ro”, ông Ánh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank còn cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản hiện đã được hưởng nhiều ưu đãi về pháp lý khi chủ trương 2 năm qua của NHNN vừa kiểm soát rủi ro nhưng vẫn thúc đẩy, hỗ trợ bằng nhiều giải pháp.
Theo ông Vinh, vấn đề không phải ở ngân hàng mà các doanh nghiệp bất động sản cần xem lại cách sử dụng vốn của mình.
“Trong giai đoạn huy động vốn dễ dàng, doanh nghiệp bất động sản đầu tư, mua sắm nhiều thì đến thời điểm khó khăn như hiện nay cần phải bán bớt tài sản, phối hợp với ngân hàng để trả nợ chứ không thể ngồi im chờ ngân hàng hỗ trợ, gia hạn. Như thế là không công bằng với ngân hàng”, ông Vinh nói.
Những đại diện nhà băng lớn khác tham gia hội nghị cũng nêu quan điểm tương tự. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đơn vị chủ trì của cuộc họp cũng đưa ra tuyên bố khá trung lập.
Thống đốc NHNN cho biết, dù NHNN có chính sách điều hành linh hoạt, khuyến khích các doanh nghiệp hiệu quả và đảm bảo, song nhấn mạnh các ngân hàng khi cho vay luôn phải ưu tiên các giới hạn và đảm bảo tỷ lệ an toàn.
Với quy trình thủ tục, Thống đốc yêu cầu các ngân hàng tiếp tục xem xét, rà soát thủ tục để rút ngắn nhất có thể thời gian phê duyệt tín dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản phải sẵn sàng minh bạch các hồ sơ, hợp tác đúng theo yêu cầu của các ngân hàng.
Rõ ràng, diễn biến hội nghị cho thấy có một sự “lệch pha” giữa các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng, cả hai bên chưa có tiếng nói chung nên chưa có sự thỏa hiệp nào diễn ra. Các ngân hàng đang chiếm ưu thế hơn khi "thời gian" đang đứng về phía họ.
Có thể thấy, từ phía các nhà quản lý, thiện chí cởi trói các thủ tục hành chính, tháo gỡ nút thắt cho doanh nghiệp bất động sản là rất rõ ràng.
Chẳng hạn, tại hội nghị, đại diện NovaLand đề xuất gia hạn Thông tư 02 cho phép doanh nghiệp gia hạn nợ từ 12 tháng lên 24 tháng, nhằm giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp. Đa phần các ngân hàng cũng đồng tính với đề xuất này.
Giả định đề xuất này được thông qua, doanh nghiệp được giãn nợ thêm 12 tháng nữa, nhưng sau 12 tháng đó sẽ là gì? Hỗ trợ nào cũng có giới hạn của nó, doanh nghiệp không thể cứ tiếp tục yêu cầu gia hạn nợ, giãn nợ mãi được.
Dù cách nào thì các biện pháp tháo gỡ cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu dự án thực sự có vấn đề, hoặc quá sức doanh nghiệp thì khó có biện pháp hỗ trợ nào đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản.
Nhìn rộng hơn, với bất cứ thị trường nào, các biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ từ phía quản lý nhà nước nhắm tới mục đích vĩ mô là ổn định và lành mạnh hóa thị trường đó.
Mục tiêu là thị trường ngày càng phát triển, theo chuẩn mực chặt chẽ hơn. Không thể coi bất động sản là trường hợp đặc biệt mà vi phạm nguyên tắc này. Việc một số doanh nghiệp sai lầm mức không thể khắc phục được, bị loại bỏ là quy trình thanh lọc tất yếu của thị trường.
Đề xuất nới lỏng điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.