Doanh nghiệp
Thế giới Di động tồn kho nửa tỷ USD hàng hóa
Đi kèm với tốc độ mở rộng cửa hàng chóng mặt, hàng tồn kho của công ty Thế Giới Di Động cũng tăng mạnh trong năm 2017.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG), tổng tài sản doanh nghiệp tính đến thời điểm 31/12/2017 ở mức 22.813 tỷ đồng.
Con số này đã tăng 53% so với đầu năm 2017, tương ứng tăng 7.959 tỷ đồng. Tổng tài sản chủ yếu tăng lên trong quý cuối năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 3.410 tỷ đồng, tăng tới 242% so với đầu năm.
Đáng chú ý, hạng mục hàng tồn kho đến cuối 2017 đang chiếm tới 12.050 tỷ đồng, tương ứng 52% tổng tài sản.
Riêng trong quý cuối năm, hàng tồn kho của MWG đã tăng thêm 3.249 tỷ đồng. So với đầu năm 2017, hạng mục này đã tăng 29%. Thiết bị điện tử và điện thoại di động là 2 mặt hàng có giá trị tồn kho lớn nhất, lần lượt là 5.227 tỷ đồng và 4.128 tỷ đồng.
Nợ phải trả tính đến 31/12/2017 đang ở mức 16.904 tỷ đồng, tăng 53% trong năm 2017 và gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu.
Năm 2017, Thế giới Di độngđạt 66.339 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.206 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 48% và 39% so với kết quả năm 2016.
Đến cuối năm 2017, công ty đang vận hành 1.997 siêu thị gồm 1072 siêu thị Thegioididong.com, 542 siêu thị Điện máy Xanh và 283 cửa hàng Bách hóa Xanh. Khoảng 742 siêu thị trong số này được mở mới trong năm 2017, chủ yếu là chuỗi điện máy và bách hóa.
Mới đây quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund II đã công bố thoái vốn toàn bộ khỏi Thế Giới Di Động sau hơn 10 năm đầu tư. Khoản đầu tư này đạt tỷ suất lợi nhuận 57 lần và tỷ suất hoàn vốn nội bộ là 61% (tính theo đô la Mỹ cho cả hai chỉ số), trở thành một trong những khoản đầu tư thành công nhất trong lịch sử đầu tư cổ phần tư nhân của châu Á.
Một phần khoản đầu tư của quỹ này đã được bán cho quỹ Alstonia Costata Sdn. Bhd (một thành viên thuộc Công ty đầu tư Creador). Công ty này công bố đã đầu tư 994 tỷ đồng (tương đương 43,8 triệu USD) vào Thể giới Di động và đây là giao dịch đầu tiên tại Việt Nam của quỹ.
Mekong Enterprise Fund II hoàn tất thoái vốn tại Thế Giới Di Động, lãi 56 lần
Một chữ quyết định thành công của Thế Giới Di Động
Một trong những yếu tố thành công của Thế Giới Di Động là tạo được một nền tảng văn hoá công ty vững chắc, trong đó lấy Integrity làm cốt lõi.
Thế Giới Di Động hoàn trả 900.000đ cho khách hàng mua Xiaomi Redmi 5A
Các khách hàng đã mua mới smartphone Redmi 5A có giá 2.690.000 tại Thế Giới Di Động (tính cả Điện Máy Xanh và Trần Anh) sẽ được hoàn trả 900.000đ.
Tự động hóa quản trị doanh nghiệp nhìn từ câu chuyện của Thế Giới Di Động
Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác quản trị hiện có hai cách thức phổ biến: Thông qua phần mềm và tự động hóa.
Thế Giới Di Động hoàn tất thâu tóm Trần Anh
Hôm 28/12, Công ty Thế Giới Di Động đã thông qua việc mua lại 23,6 triệu cổ phần của Trần Anh. Giá trị của giao dịch không được các bên công bố.
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
AppotaPay liên minh BIDV thúc đẩy thanh toán số
Với sự hậu thuẫn của BIDV, AppotaPay tự tin có thể tăng trưởng gấp sáu lần trong vòng hai năm tới, thông qua các dịch vụ chiến lược SmartPOS và SoftPOS.