Đầu tư

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Đặng Hoa Thứ tư, 04/04/2018 - 09:02

Phó chủ tịch Phòng Thương mại Nông nghiệp Trung Quốc – ASEAN cho biết đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có khu nông nghiệp công nghệ cao nào tại Việt Nam do liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc xây dựng.

Ông Rocky Sun, Phó chủ tịch Phòng Thương mại Nông nghiệp Trung Quốc – ASEAN (CACAC)

Hiện nay, Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ nông sản rất lớn với quy mô hơn 1,5 tỷ dân; thu hút sản phẩm đến từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, trao đổi với TheLEADER, ông Rocky Sun, Phó chủ tịch Phòng Thương mại nông nghiệp Trung Quốc – ASEAN (CACAC) cho biết, hiện nay chất lượng của sản phẩm là một yếu tố đang rất được thị trường Trung Quốc quan tâm và mong muốn các sản phẩm nông sản Việt Nam nhập vào thị trường này sẽ là những sản phẩm chất lượng cao.

Lãnh đạo CACAC cho rằng đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần giải quyết bài toán này đồng thời giúp Việt Nam tạo điều kiện thu hút đầu tư từ Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao để vừa đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường nội địa, vừa có thể xuất khẩu sang thị trường thứ ba.

“Sau 16 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, tôi hiểu rất rõ nơi đây và nhận thấy rõ tiềm năng rất lớn của các bạn trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao”, ông Rocky Sun chia sẻ.

Thứ nhất, ông Rocky Sun chỉ ra rằng, Việt Nam có nguồn nhân lực tốt, chăm chỉ và có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nguồn đất nông nghiệp lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có biên giới chung với Trung Quốc, một thị trường tiêu thụ rất lớn với hơn 1,5 tỷ dân.

“Do đó tôi cho rằng hai quốc gia cần có sự hợp tác chặt chẽ và tìm ra phương thức tốt nhất để sản xuất những sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chất lượng tốt hơn, vừa đảm bảo cung cấp cho thị trường của hai nước, vừa tăng cường sản xuất để xuất khẩu sang các thị trường khác”, lãnh đạo CACAC cho biết.

Tuy nhiên, ông Rocky Sun nhận định vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt để lĩnh vực này có thể phát triển mạnh mẽ được, đặc biệt trong vấn đề về chính sách.

“Chúng tôi hy vọng Chính phủ hai nước sẽ có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với các Hiệp hội và doanh nghiệp, những người thực sự muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao; đây là một yếu tố rất quan trọng”, ông Rocky Sun nói.

Thứ hai, theo đại diện CACAC, doanh nghiệp hai nước cần hiểu rõ hơn về nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Các doanh nghiệp cần giành thời gian tìm hiểu thị trường của đối tác và tìm hiểu những cách thức để có thể đầu tư vào thị trường hai nước.

Chẳng hạn doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư vào Trung Quốc với vai trò là nhà phân phối, cần xây dựng hệ thống phân phối cho mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang tìm đến Việt nam nhiều hơn và có mong muốn được đầu tư vào các khu nông nghiệp và xây dựng dây chuyền sản xuất.

Một yếu tốt quan trọng nữa mà lãnh đạo CACAC chỉ ra là sự tin tưởng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp của hai bên.

“Tôi đã ở Việt Nam được khá lâu và tôi nhận thấy rằng một số doanh nghiệp Việt đang cố gắng tìm những đối tác tốt nhất. Nhưng thực sự thì các doanh nghiệp Trung Quốc giờ đây đã hoàn toàn có đủ khả năng để hợp tác với các doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp”, ông Rocky Sun cho biết.

Theo ông Rocky Sun, không cần thiết phải đi quá xa để tìm đối tác trong khi giá cả và chi phí mà họ đưa ra thì lại quá đắt đỏ.

Tuy vậy, lãnh đạo CACAC cũng thừa nhận rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều. Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành cấp địa phương cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Ông Rocky Sun hy vọng trong tương lai sẽ có thêm khu nông nghiệp công nghệ cao do liên doanh giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam phát triển. Được biết hiện nay đã có khu công nghiệp do liên doanh hai nước phát triển nhưng vẫn chưa có khu nông nghiệp công nghệ cao nào do doanh nghiệp hai nước hợp tác xây dựng.

“Hiện nay chúng tôi đã có kế hoạch để phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam nhưng vẫn đang tìm địa điểm tốt và phù hợp để phát triển dự án, chúng tôi cũng đang chờ đợi những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và đang tìm kiếm đối tác Việt Nam”, lãnh đạo CACAC tiết lộ.

Trong một diễn biến khác, tại buổi gặp gỡ các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam -Trung Quốc diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS-6) và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 10 (CLV-10), đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Indu Bhushan cam kết sẽ cải thiện khoảng cách về tài chính và cơ sở hạ tầng trong kết nối Việt Nam – Trung Quốc, đầu tư thêm nguồn lực vào cho vay và hỗ trợ kỹ thuật.

Ông Indu Bhushan cho rằng hiện nay xuất khẩu nông sản vẫn là một nguồn sinh kế lớn tuy nhiên một vấn đề mà các doanh nghiệp hai nước đang gặp phải là tắc nghẽn ở khu vực cửa khẩu. 

Chủ tịch Vinamit: Chúng ta đang hiểu sai về nông nghiệp công nghệ cao

Chủ tịch Vinamit: Chúng ta đang hiểu sai về nông nghiệp công nghệ cao

Tiêu điểm -  7 năm
Đề cập đến những nghịch lý, hiểu lầm nghiêm trọng về nông nghiệp công nghệ cao, ông Viên cho biết, nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều vấn đề.
Chủ tịch Vinamit: Chúng ta đang hiểu sai về nông nghiệp công nghệ cao

Chủ tịch Vinamit: Chúng ta đang hiểu sai về nông nghiệp công nghệ cao

Tiêu điểm -  7 năm
Đề cập đến những nghịch lý, hiểu lầm nghiêm trọng về nông nghiệp công nghệ cao, ông Viên cho biết, nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều vấn đề.
Việt Nam trình diễn 6 giải pháp công nghệ nông nghiệp tại Hội nghị GMS 2018

Việt Nam trình diễn 6 giải pháp công nghệ nông nghiệp tại Hội nghị GMS 2018

Phát triển bền vững -  7 năm

Chương trình Thách thức công nghệ nông nghiệp vùng Mekong 2018 vừa công bố 23 startups công nghệ nông nghiệp lọt vào chung kết.

Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam

Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam

Leader talk -  7 năm

Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói về định hướng phát triển ngành nông nghiệp năm 2018

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói về định hướng phát triển ngành nông nghiệp năm 2018

Leader talk -  7 năm

Ngành nông nghiệp xác định rõ trách nhiệm phục vụ những nông sản chất lượng nhất cho thị trường nội địa. Cùng với đó, phải đồng hành với doanh nghiệp, coi khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của người quản lý để tạo môi trường đầu tư thuận lợi.

Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại 2 trang trại nông nghiệp công nghệ cao điển hình

Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại 2 trang trại nông nghiệp công nghệ cao điển hình

Nhịp cầu kinh doanh -  7 năm

Lysaght Agrished sẽ tài trợ trọn gói 2 suất tham quan và trao đổi kinh nghiệm tại trang trại của Thái Dương tại Nghệ An và các trang trại của Việt – Úc tại Bạc Liêu.

Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương

Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương

Đầu tư -  6 năm

Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Đầu tư -  6 năm

Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục

Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục

Đầu tư -  6 năm

Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.

Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam

Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam

Đầu tư -  6 năm

Chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành một sân bay hiện đại khiến các chuyên gia cũng phải thốt lên rằng "tư nhân làm cái gì ... cũng nhanh".

Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm

Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm

Đầu tư -  6 năm

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  3 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  4 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  4 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  4 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  4 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

Đọc nhiều