Ngành than kêu khó vì giá nguyên liệu tăng, nguồn cung hiếm

Minh Khôi Thứ tư, 23/03/2022 - 09:37

Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam cho biết giá nguyên liệu đầu vào tăng rất cao so với giá kế hoạch dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm, thậm chí có thể không cân đối được tài chính.

Liên quan đến vấn đề không đủ than cung cấp cho điện, Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) mới đây cho biết trong quý I/2022, lượng sản xuất đạt 10,37 triệu tấn, lượng nhập khẩu đạt 325 nghìn tấn.

Trong khi đó, tiêu thụ trong nước đạt tới 11,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 265 nghìn tấn.

Đến hết ngày 14/3, than tiêu thụ cho các nhà máy điện mới chỉ đạt hơn 17% so với sản lượng theo hợp đồng. Dự kiến trong ba tháng đầu năm, khối lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện là 8,5 triệu tấn, trong khi lượng đăng ký nhu cầu là hơn 9,7 triệu tấn.

Làn sóng khai tử điện than dâng cao

TKV lý giải nguyên nhân của việc cấp than cho các nhà máy nhiệt điện không đạt tiến độ hợp đồng là bởi doanh nghiệp này mới chỉ nhận được 325 nghìn tấn quý I/2022 trong số 35 triệu tấn theo kế hoạch năm 2022.

Cùng với đó, sản lượng than pha trộn nhập khẩu mới chỉ đạt 7,8% kế hoạch năm, giảm khoảng 2,4 triệu tấn so với kế hoạch.

Mặc dù TKV và các đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp để tăng sản lượng than sạch sản xuất trong nước, nhưng không bù đắp được khối lượng than phối trộn nhập khẩu bị thiếu, TKV cho biết.

Doanh nghiệp này cho biết thêm, giá bán than trong nước cho sản xuất điện không tăng trong một thời gian dài (2019 – 2021), dẫn tới lợi nhuận từ sản xuất than ngày càng giảm, khiến một số dự án đầu tư, phát triển mỏ than theo quy hoạch không cân đối được hiệu quả kinh tế để triển khai thực hiện.

Không chỉ vậy, các hộ trong nước không nhập khẩu được than trong bối cảnh giá nguyên vật liệu tăng cao, cùng với nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế tăng dần, đã quay lại sử dụng than trong nước, khiến nhu cầu dùng than trong nước tăng rất cao, gây nên tình trạng khan hiếm than, dù sản lượng than sản xuất của TKV không giảm so với các năm gần đây.

Ngoài ra, TKV cho biết dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh than.

Cụ thể, tính đến ngày 14/3, gần 40% lao động bị nhiễm bệnh, riêng tại tỉnh Quảng Ninh – nơi tập trung các mỏ than, tỷ lệ nhiễm bệnh là 42%. Trong giai đoạn cuối tháng 2, đầu tháng 3/2022, số lao động khối sản xuất than phải nghỉ việc do dịch bệnh rất nhiều, có thời điểm nhiều đơn vị chỉ còn khoảng 20% lao động đi làm.

Cùng với đó, giá thành khai thác than ngày càng tăng do các mỏ than ngày càng khai thác xuống sâu, một số đơn vị điều kiện địa chất biến động phức tạp, sai khác so với tài liệu thiết kế ban đầu, mức độ rủi ro trong quá trình khai thác gia tăng, cung độ vận chuyển ngày càng xa, tiền lương và các loại thuế phí tăng cao.

Điện than Việt Nam nhận tài chính từ đâu?

Về giá nguyên vật liệu đầu vào, theo nhận định của TKV, những sự kiện của thế giới đang làm giá xăng dầu, sắt thép tăng rất cao so với giá kế hoạch dẫn đến hiệu quả kinh doanh của TKV sẽ giảm, thậm chí có thể không cân đối được tài chính.

Nguồn than nhập khẩu khan hiếm, có thể không nhập khẩu được theo kế hoạch dẫn đến nguy cơ không đủ than để cấp cho khách hàng, đặc biệt là các nhà máy điện so với kế hoạch.

TKV cho biết sẽ báo cáo các bộ, ngành xem xét để điều chỉnh giá bán than trong nước, đặc biệt là giá bán than cho các hộ điện (sản lượng than bán cho các hộ điện chiếm trên 80% sản lượng than tiêu thụ của TKV) để bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh than của TKV trong điều kiện giá dầu, giá nguyên vật liệu tăng cao).

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng tiếp tục đẩy mạnh khoan thăm dò, đánh giá trữ lượng than, thực hiện đúng tiến độ đầu tư các dự án khai thác than, chuẩn hoá, nâng cấp các kho cảng dịch vụ logistics phục vụ cho việc xuất nhập khẩu, pha trộn than.

Thời khó của nhiệt điện than

Thời khó của nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  3 năm
Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Thời khó của nhiệt điện than

Thời khó của nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  3 năm
Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Nhiệt điện sạch: Giải pháp cho các nhà máy điện than?

Nhiệt điện sạch: Giải pháp cho các nhà máy điện than?

Phát triển bền vững -  3 năm

Các nhà máy nhiệt điện của Nhật Bản đang có kế hoach thay thế dần than bằng amoniac và hydro để đạt được mục tiêu trung hòa carbon, thay vì chấp nhận đóng cửa.

Nhiệt điện than: Đừng tưởng rẻ

Nhiệt điện than: Đừng tưởng rẻ

Phát triển bền vững -  3 năm

Không chỉ nhằm mục đích giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu, điện than cần được điều chỉnh giảm dần khỏi lưới điện quốc gia vì nguồn khoáng sản than đang ngày càng cạn kiệt.

Nguồn tài chính nào đang giúp nhiệt điện khí 'phình to'?

Nguồn tài chính nào đang giúp nhiệt điện khí 'phình to'?

Phát triển bền vững -  3 năm

Sự mở rộng hiện nay của cơ sở hạ tầng khí đốt được xem là cơ hội cuối cùng để các dự án có thể được thực thi, trong bối cảnh thế giới có nhiều động thái tiến tới năng lượng sạch.

Hà Tĩnh đổi hơn 24ha rừng làm nhiệt điện Vũng Áng 2

Hà Tĩnh đổi hơn 24ha rừng làm nhiệt điện Vũng Áng 2

Phát triển bền vững -  3 năm

Trong số đất rừng được chuyển đổi mục đích sang nhiệt điện, gần 80% diện tích là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  2 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 ngày

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  2 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  3 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  3 giờ

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  3 giờ

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.