Hai thế hệ doanh nhân đối thoại về quản trị và kế thừa doanh nghiệp gia đình
Các thế hệ sáng lập và kế nghiệp cùng đối thoại và trao đổi tại Hội thảo Quản trị doanh nghiệp gia đình do TheLEADER.vn phối hợp với Công ty GIBC tổ chức ngày 31/10/2019.
Nghề doanh nhân còn nguy hiểm đến nỗi một khi bước chân vào là gần như không bước ra được, ngay khi đã bán công ty gác kiếm hay thất bại lên bờ xuống ruộng cũng không bỏ được.
Mỗi lần phải điền form khi nhập cảnh vào các nước tôi đều bị khựng lại một giây ở mục khai nghề nghiệp, rồi tôi ghi chữ “entrepreneur” (doanh nhân) nhưng cũng không thấy chắc lắm!
Khác với các nghề khác, nghề doanh nhân không cần đào tạo, bằng cấp gì bài bản cũng làm được. Và thước đo thành công của nghề này không nằm ở chỗ tay nghề mà chủ yếu nằm ở chỗ kết quả, thành quả kinh doanh. Nghĩa là ai ai cũng có thể làm doanh nhân nhưng thành công, thành danh thì không có gì đảm bảo. Đa số là thất bại thì đúng hơn.
Bởi vậy, cái nghề này mới bị liệt vào danh sách các nghề mang tính rủi ro, nguy hiểm nhất thế giới, nếu không lầm thì chỉ đứng sau lính cứu hoả và nhà báo! Đã vậy, nghề này lại dính liền với loại chữ T còn nghiệt ngã hơn các chữ T bình thường khác, đó là chữ T của “Tăng huyết áp”, “Tăng mỡ máu”, “Tăng cân”, và đặc biệt là tăng áp lực lên trên mấy sợi dây thần kinh mà người ta gọi là xì-trét!
Không xì-trét sao được khi vừa mở mắt dậy là phải nghĩ đến chuyện tiền nong cho dù công ty có lớn nhỏ như thế nào đi nữa. Đúng là làm chủ chính mình có cái sướng, muốn làm gì thì làm, không phải xin phép báo cáo ai, nhưng liệu mấy thứ đó có nhẹ nhàng hơn chuyện chạy tiền trả lương cho công nhân hay làm thế nào để tồn tại qua mấy kỳ đáo hạn của ngân hàng.
Nghề doanh nhân còn nguy hiểm đến nỗi một khi bước chân vào là gần như không bước ra được, ngay khi đã bán công ty gác kiếm hay thất bại lên bờ xuống ruộng cũng không bỏ được. Nó đi vào máu, vào tim lúc nào không hay.
Vậy mà mọi người cứ nhảy vô. Có lẽ vì sự tự do. Tự do trong suy nghĩ, trong ý tưởng, sáng tạo, và đặc biệt là trong việc tự kiểm soát thời gian của chính mình. Nhanh, chậm, nhiều ít là tuỳ ý. Ai đó từng nói thời gian là thứ quý giá nhất nên làm chủ nó thì còn gì sướng bằng.
Nhưng lý do sâu xa nhất phải nói là phần thưởng mà nghề doanh nhân mang lại - một khi thành công - vượt xa những rủi ro, khó khăn mà nó phải hứng chịu. Đó là một gói phần thưởng “combo” bao gồm cả vật chất và tinh thần.
Không có gì sung sướng hơn khi thấy sản phẩm của mình sáng tạo ra được bày bán chễm chệ trên các quầy kệ khắp nơi. Không có cảnh tượng nào đẹp đẽ hơn khi thấy nhà hàng mình vừa mở cửa đã đầy ắp khách hàng và những lời khen. Và còn gì vui bằng khi cuộc sống của mọi người xung quanh được hoàn thiện hơn mỗi ngày bởi chính những giải pháp mà công ty mình đem lại.
Nghề doanh doanh thú vị là vậy. Tôi muốn viết bài này để góp phần phác hoạ thêm chân dung của một nghề mà tôi nghĩ là rất đáng được quan tâm và trân quý, vì nó quyết định sự thịnh vượng của một nền kinh tế hay một quốc gia.
Và tôi cũng muốn nói thêm là nghề doanh nhân vốn đã khó lại càng khó hơn khi phải hành nghề trong một nền kinh tế vừa mở cửa theo hướng thị trường.
Vậy mà mọi người cứ nhảy vô. Tôi thích câu nói nửa đùa nửa thật của Warren Buffet, là đánh golf mà dễ quá thì không còn gì vui. Banh phải bay vô rừng, phải xuống hố cát, vào bẫy nước để giải cứu thì mới hấp dẫn. Doanh nhân là như vậy, càng thử thách càng thấy vui.
*Bài viết phản ánh quan điểm tác giả Lý Quí Trung, CEO Tập đoàn AKA Funniture Group, Nhà sáng lập Phở 24, Thành viên sáng lập Tập đoàn Nam An Group
Các thế hệ sáng lập và kế nghiệp cùng đối thoại và trao đổi tại Hội thảo Quản trị doanh nghiệp gia đình do TheLEADER.vn phối hợp với Công ty GIBC tổ chức ngày 31/10/2019.
Dân tộc cần lắm doanh nhân, dĩ nhiên là: Doanh nhân sinh lợi, chứ không phải doanh nhân cụt vốn. Doanh nhân phụng sự xã hội, chứ không phải doanh nhân chỉ thu vén vào túi mình. Doanh nhân có tâm, tầm, tài, chứ không phải doanh nhân vô đạo, lọ mọ, “gà què ăn quẩn cối xay". Doanh nhân buôn bán, dịch vụ cần nhiều, nhưng doanh nhân tổ chức sản xuất cũng cần lắm. Chỉ như thế quốc gia mới hùng cường, thịnh vượng.
Lớp doanh nghiệp đầu tiên đã trụ vững trước những thách thức về thương trường, thể chế nhờ lòng dũng cảm. Giờ đây, Việt Nam đang cần thêm đội ngũ doanh nhân sáng tạo, đổi mới bởi đó là động lực thúc đẩy sự phát triển trong thời gian tới.
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.