Người dân Hà Nội sử dụng tàu điện chưa nhiều, vì sao?

An Chi Thứ hai, 30/09/2024 - 19:19

Tỷ lệ người dân Hà Nội sử dụng tàu điện rất thấp so với các nước trong khu vực, do hệ thống hạn chế và thói quen sử dụng xe cá nhân.

Hà Nội có hai tuyến metro đã đi vào hoạt động. Ảnh: Hoàng Anh.

Thống kê cho thấy, chỉ 1% dân số Hà Nội sử dụng các tuyến tàu điện trên địa bàn thành phố, phục vụ cho nhu cầu di chuyển.

Đây là con số rất thấp so với các thành phố lớn trong khu vực. Tỷ lệ này ở Singapore, Bangkok và Kuala Lumpur lần lượt là 50%, 15% và 10%.

Hiện tại, Hà Nội có hai tuyến metro đã đi vào hoạt động. Tuyến metro số 2A, ga Cát Linh - ga Yên Nghĩa đi vào hoạt động từ tháng 11/2021, với tổng chiều dài 13km.

Tuyến metro này có 12 nhà ga, tần suất hoạt động 8 tàu/giờ/chiều, có thể vận chuyển 960 người/tàu, với vận tốc di chuyển khai thác là 35 km/h và đạt tối đa là 80 km/h. Trong năm 2023, số lượng hành khách sử dụng trung bình khoảng 29.600 lượt/ ngày.

Thứ hai là tuyến metro số 3 ga Nhổn - ga Hà Nội, giai đoạn 1 - đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy và ngược lại. Tuyến tàu điện này được đưa vào khai thác từ đầu tháng 8/2024, với chiều dài là 8,5km.

Tuyến metro hiện tại có 12 nhà ga, tần suất hoạt động 8 tàu/giờ/chiều, vận tải được 920 người/tàu, vận tốc di chuyển khai thác là 35 km/h và đạt tối đa 80 km/h.

Trong giai đoạn khai trương (miễn phí vé), tuyến ghi nhận có khoảng 60.000 lượt khách/ngày lưu thông trên đoạn tàu này. Tuy nhiên, theo dự kiến lượt khách có thể sẽ giảm sau khi giai đoạn này kết thúc.

Lý giải về điều này, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó giám đốc bộ phận định giá và tư vấn, Savills Hà Nội cho biết, hệ thống metro ở Hà Nội có tổng chiều dài còn hạn chế, chỉ mới đưa vào sử dụng 22km.

Con số này bằng 1/10 so với các thành phố khác khiến việc đi lại và kết nối giao thông cho người dân chưa được thuận tiện.

Ngoài quy mô vận hành, thói quen di chuyển của người dân cũng là một yếu tố quan trọng. Người dân Việt Nam ưa chuộng sử dụng phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy.

Đáng chú ý, ở Việt Nam, metro mới được sử dụng trong ba năm. Trong khi các nước trong khu vực đã có từ 20-30 năm, và tại các nước phát triển, con số này thậm chí lên đến 100 năm.

Bên cạnh đó, chính sách điều phối phương tiện giao thông cá nhân của cơ quan nhà nước trước đây chưa quyết liệt. Chủ trương hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc, ô nhiễm tại các đô thị đã được đặt ra cách đây hơn 20 năm và nhiều lần được bàn thảo, nhưng chưa có giải pháp hiệu quả được thực hiện.

Tiềm năng tăng trưởng khách đi tàu điện rất lớn trong tương lai

Mặc dù hiện tại, lượng người sử dụng các tuyến metro còn hạn chế, song trong tương lai, có nhiều dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của phương tiện giao thông công cộng này.

Cụ thể, ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Trong đó, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cá nhân vào trung tâm nhằm giảm thiểu tắc đường và phát thải thông qua việc áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông.

Đối tượng sử dụng metro hiện tại ở Việt Nam và các nước trong khu vực chủ yếu vẫn là đối tượng đi làm hoặc học sinh, sinh viên. Nhóm đối tượng này chiếm 90% tổng lượng khách lưu thông.

Ở Hà Nội, khách metro gồm 47% người đi làm, 45% học sinh sinh viên và 8% còn lại sử dụng cho các mục đích khác. Ở Singapore, con số này là 50% người đi làm và 43% sinh viên. Ở Kuala Lumpur, nhóm hành khách chính gồm 36% người đi làm và 58% sinh viên.

Độ tuổi sử dụng metro đa phần là người trẻ hoặc trung niên. Nhóm độ tuổi tham gia phương tiện công cộng ở Singapore gồm các nhóm tuổi 18 - 24, 25 - 34 và 35 - 44, chiếm lần lượt 35%, 40% và 12%.

Ở Bangkok, các nhóm tuổi 21 - 30, 31 - 40 và 41 - 50, chiếm lần lượt 25%, 38% và 18% số hành khách đi tàu điện. Ở Kuala Lumpur, phần lớn thuộc các nhóm tuổi 21 - 30 và 31 - 40, chiếm lần lượt 53% và 37% số hành khách.

Đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 97km tuyến metro, bao gồm tuyến số 2, phần còn lại tuyến số 3 và tuyến số 5.

Đến năm 2035, thành phố sẽ tiếp tục khai thác 301 km trên tổng 398 km đường sắt, chiếm 76% tổng chiều dài đường sắt, gồm các tuyến số 1, số 2 kéo dài đi Sóc Sơn, số 2A kéo dài đến Xuân Mai, số 3 kéo dài đi Sơn Tây, số 4, 6, 7, 8 và tuyến kết nối các đô thị vệ tinh.

Đến năm 2045, thành phố sẽ hoàn tất 200km tuyến metro của các tuyến điều chỉnh và bổ sung theo Quy hoạch chung được phê duyệt.

Hệ thống các tuyến metro được hoàn thiện sẽ giúp người dân di chuyển dễ dàng, thuận tiện hơn giữa các khu vực, từ đó giúp tăng tỷ lệ người dân sử dụng các tuyến metro.

Quan trọng hơn, hệ thống metro giúp nâng cao đáng kể đời sống xã hội của người dân Thủ đô. Phương tiện công cộng này không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ chạy bằng điện và tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân.

Tàu điện được xem là phương tiện an toàn, so với các phương tiện cá nhân. Tại Mỹ, từ 2000 - 2009, tỷ lệ tử vong giao thông bằng tàu điện thấp hơn rất nhiều so với các phương tiện khác (tính trên 1 tỷ m di chuyển).

Cụ thể, tàu điện 0,24 người mất, xe máy 213 người, ô tô 7 người và tàu thuyền 3 người.

Ở Liên Minh Châu Âu, tỷ lệ tử vong đi tàu hỏa và tàu điện là 0,09, thấp hơn đáng kể so với xe buýt, ô tô và xe máy với lần lượt 0,2, 2,5 và 36 người mất/1 tỷ km di chuyển.

Chi phí sử dụng tàu điện cũng rất phải chăng, khi giá vé lượt ở Hà Nội là 8.000 đồng/ lượt, thấp hơn đáng kể so với giá đặt GrabBike và GrabCar (với lần lượt khoảng 12.000 và 26.000 cho 2km đầu, và lần lượt 4.300 và 10.000 và cho mỗi km tiếp theo).

Giá vé tàu điện theo tháng ở Hà Nội chỉ 200.000 đồng, rẻ hơn so với 2.000.000/tháng tiền xăng xe và chi phí gửi ô tô, phù hợp với mức thu nhập trung bình của người lao động là 7.500.000 đồng/tháng ở Việt Nam.

CCCC Trung Quốc muốn tham gia xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam

CCCC Trung Quốc muốn tham gia xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Tiêu điểm -  1 tháng
Tập đoàn CCCC Trung Quốc đang quan tâm tới dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam và được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khuyến khích tham gia.
CCCC Trung Quốc muốn tham gia xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam

CCCC Trung Quốc muốn tham gia xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Tiêu điểm -  1 tháng
Tập đoàn CCCC Trung Quốc đang quan tâm tới dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam và được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khuyến khích tham gia.
Robot đào hầm TBM tại dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội

Robot đào hầm TBM tại dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội

Video -  1 tháng

Máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) cho gói thầu đi ngầm của metro Nhổn - ga Hà Nội được bắt đầu tại tầng đáy nhà ga S9 - Kim Mã.

Cận cảnh đào hầm dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội

Cận cảnh đào hầm dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội

Ống kính -  1 tháng

Dưới lòng đất gần 20m, robot đào hầm đầu tiên mang tên "Thần Tốc" đã khoan và hoàn thiện hơn 70m hầm thuộc dự án đường sắt đô thị số 3 của Hà Nội.

Hàng nghìn người hào hứng trải nghiệm metro Nhổn - Ga Hà Nội

Hàng nghìn người hào hứng trải nghiệm metro Nhổn - Ga Hà Nội

Ống kính -  1 tháng

Có đến 34.000 lượt khách trải nghiệm tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội chỉ trong ngày đầu mở cửa.

Người dân Hà Nội sử dụng tàu điện chưa nhiều, vì sao?

Người dân Hà Nội sử dụng tàu điện chưa nhiều, vì sao?

Tiêu điểm -  9 giây

Tỷ lệ người dân Hà Nội sử dụng tàu điện rất thấp so với các nước trong khu vực, do hệ thống hạn chế và thói quen sử dụng xe cá nhân.

Trung Quốc tăng nhập khẩu bong bóng cá tra khô Việt Nam

Trung Quốc tăng nhập khẩu bong bóng cá tra khô Việt Nam

Phát triển bền vững -  10 phút

Trung Quốc tăng cường mua sản phẩm bong bóng cá tra khô từ Việt Nam nhằm bù đắp thiếu hụt nguồn cung từ Mexico

Ấn Độ mở lại xuất khẩu, gạo Việt Nam ra sao?

Ấn Độ mở lại xuất khẩu, gạo Việt Nam ra sao?

Thị trường -  14 phút

Gạo xuất khấu của Việt Nam dự báo giảm cả lượng và giá sau động thái của Ấn Độ, nguồn cung lúa gạo lớn nhất toàn cầu.

Sau Nam Hải Đình Vũ, Viconship tiếp tục thâu tóm Vinaship

Sau Nam Hải Đình Vũ, Viconship tiếp tục thâu tóm Vinaship

Doanh nghiệp -  18 phút

Thương vụ đầu tư tiếp tục cho thấy định hướng củng cố hệ sinh thái cảng biển – vận tải mở rộng của Viconship tại khu vực cảng phía Bắc.

Phát động chiến dịch 'bay nhẹ tới Côn Đảo' nhằm bảo vệ môi trường

Phát động chiến dịch "bay nhẹ tới Côn Đảo" nhằm bảo vệ môi trường

Ống kính -  20 phút

Ngày 30/9, Vietnam Airlines, VASCO và UBND huyện Côn Đảo đã chính thức phát động chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo” nhằm giảm phát thải CO2.

Quảng Trị xốc lại tiến độ dự án LNG Hải Lăng 54.000 tỷ đồng

Quảng Trị xốc lại tiến độ dự án LNG Hải Lăng 54.000 tỷ đồng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Tỉnh Quảng Trị vừa lập Ban chỉ đạo triển khai thực dự án Điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1, do ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.

Phát triển bền vững thông qua tăng cường hợp tác đa phương

Phát triển bền vững thông qua tăng cường hợp tác đa phương

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với các bên có quyền lợi liên quan là yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.