Doanh nghiệp
Người Nhật là Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways
Chủ tịch HĐQT mới của Bamboo Airways là ông Oshima Hideki, có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không và từng là Phó tổng giám đốc Japan Airlines.
Công ty cổ phần hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) hôm nay tổ chức Đại hội cổ đông để bầu ra HĐQT mới thay thế cho các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2024 đã từ nhiệm.
Cụ thể, 7 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 – 2028, bao gồm ông Nguyễn Ngọc Trọng, ông Doãn Hữu Đoàn, ông Lê Bá Nguyên, ông Lê Thái Sâm, ông Trần Hoà Bình, ông Oshima Hideki, ông Phan Đình Tuệ.

Sau đó HĐQT Bamboo Airways cũng đã họp và thống nhất bầu ông Oshima Hideki là Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, ông Nguyễn Ngọc Trọng giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực, ông Doãn Hữu Đoàn và ông Phan Đình Tuệ đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways.
Phát biểu sau khi trở thành Chủ tịch của Bamboo Airways, ông Oshima Hideki nhấn mạnh, tính an toàn là yếu tố tiên quyết trong hàng không, tiếp theo đó là việc cung cấp dịch vụ chất lượng cho hành khách.
“Để làm được điều này, sự vui vẻ và hạnh phúc của các nhân viên, đặc biệt là đội ngũ nhân sự tuyến đầu là yếu tố then chốt. Bởi vậy, tôi sẽ luôn nỗ lực hỗ trợ và sát cánh với các nhân viên để thúc đẩy tinh thần đồng đội xuyên suốt từ ban lãnh đạo”, ông Oshima Hideki nói.
Theo ông, yếu tố quan trọng để cải thiện lợi nhuận trong lĩnh vực hàng không xuất phát từ việc mỗi nhân viên sẽ phải có trách nhiệm với chi phí của chính bộ phận mình. Nói cách khác, mỗi cá nhân phải có ý thức và tư duy của người làm quản trị doanh nghiệp. Đây cũng là văn hóa doanh nghiệp mà ông mong muốn sẽ xây dựng và lan toả tại Bamboo Airways.
Tân Chủ tịch Bamboo Airways có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các cảng hàng không, hãng bay lớn của châu Á như: Phó Tổng giám đốc Hãng hàng không Japan Airlines – Nhật Bản, Phó Tổng giám đốc Sân bay Narita Tokyo – Nhật Bản, Giám đốc dự án Sân bay Haneda Tokyo – Nhật Bản, …
Năm 2022, doanh thu và biên lợi nhuận của Bamboo Airways tăng trưởng vượt trội. Trong đó, doanh thu thuần đạt 11.732 tỷ đồng, tăng trưởng 230% so với năm 2021. Lỗ trên tổng doanh thu thuần cũng được cải thiện đáng kể về mức -27%, so với mức -114% trong năm 2021.
Khoảng cách giữa doanh thu và chi phí ngày một thu hẹp, giúp Bamboo Airways hướng đến điểm hòa vốn, dự kiến từ cuối năm 2024.
Năm nay, thị trường hàng không nói chung được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tương đối tích cực. Đón đầu xu hướng, Bamboo Airways đã lên kế hoạch triển khai bộ giải pháp tổng thể và toàn diện.
Cụ thể, về mặt quy mô hoạt động, Bamboo Airways dự kiến khai thác đội bay đạt 30 - 36 tàu đến cuối năm 2023, duy trì hệ số sử dụng ghế đạt 81,5%, tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ đạt trên 90%.
Doanh thu vận tải hành khách và hàng hoá kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15-20% so với năm 2022.
Về mạng đường bay, Bamboo Airways đặt kế hoạch tiếp tục duy trì mạng đường bay nội địa kết nối toàn bộ 22 sân bay dân dụng; và duy trì, mở rộng đường bay tới các thị trường quốc tế mục tiêu tại Châu Âu, Châu Úc, Đông Bắc Á, Đông Nam Á…
Hãng cũng đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống dịch vụ hành khách (PSS) để dễ dàng mở rộng mạng lưới đường bay, đàm phán và kí kết hợp tác toàn diện với các hãng hàng không quốc tế.
Bên cạnh đó, Bamboo Airways đang xây dựng hệ sinh thái hàng không, như thành lập các công ty vận chuyển hàng hóa hàng không, công ty dịch vụ mặt đất, công ty kỹ thuật hàng không, công ty cung ứng suất ăn hàng không,… nhằm gia tăng hiệu quả trên toàn mạng.
Hãng tiếp tục tái cơ cấu tổ chức và kiện toàn bộ máy nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Bamboo Airways đã hoán đổi nợ, tăng vốn lên 26.220 tỷ đồng
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.