'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản rất lúng túng, họ không biết phải giải thích với công ty mẹ như thế nào khi các doanh nghiệp Việt đưa cho 2 loại sổ kế toán: sổ công bố ra ngoài và sổ nội bộ, vì chúng quá khác nhau.
Nhật Bản luôn nằm trong Top 3 quốc gia đầu tư lớn nhất vào thị trường Việt Nam. Thị trường tiêu dùng nội địa tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá cao và Việt Nam là lựa chọn đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trong vài năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau, Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích các doanh nghiệp sang nước ngoài tìm cơ hội đầu tư. ASEAN – với vị thế là khu vực gồm nhiều nền kinh tế đang lên và gần Nhật đang là lựa chọn đầu tiên đối với nhiều doanh nghiệp Nhật khi có ý định xuất ngoại đầu tư.
“Để thành công trong việc hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần trả lời một số câu hỏi: Vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tìm đến làm ăn ở Việt Nam? Tính cách chung của người Nhật là như thế nào? Cần chú ý điều gì khi đàm phán với người Nhật và họ thường tìm đến kênh nào khi tới Việt Nam?”, ông Trần Nguyên Trung, Phó chủ tịch I-Glocal cho biết trong tọa đàm Tiếp cận hiệu quả làn sóng đầu tư Nhật Bản vừa được tổ chức cuối tuần qua.
Tập đoàn I-Glocal chuyên về tư vấn - hỗ trợ đầu tư được thành lập năm 2003, hiện có 5 văn phòng và chi nhánh tại TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Campichia và Tokyo. Hầu hết khách hàng của I-Glocal đến từ Nhật Bản với khoảng 800 khách hàng thường xuyên (hiện có gần 2.500 doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Việt Nam).
Theo ông Trung, cách đây 3 năm, rất ít doanh nghiệp Việt hợp tác với doanh nghiệp Nhật. Nguyên do bởi các doanh nghiệp Việt vẫn đang tập trung phát triển bản thân, chưa có nhu cầu hợp tác với bên ngoài.
Đồng thời, khi vào Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật vẫn thích tìm đến hợp tác với doanh nghiệp Nhật khác hơn, đó là một ‘vòng tròn khép kín’ mà hiếm doanh nghiệp Việt có thể chen chân vào được.
Tuy nhiên, hiện nay đã khác, do doanh thu đang chững lại hoặc muốn nâng cao thương hiệu, nhiều doanh nghiệp Việt rất hứng thú hợp tác với công ty đến từ nước ngoài, nhất là Nhật Bản.
Ngược lại, nhu cầu hợp tác của người Nhật cũng ngày càng mở rộng bởi 3 lý do:
Thứ nhất, nền kinh tế Nhật đang có dấu hiệu chững lại bởi dân số già đi nhanh chóng, ít mua sắm, người Nhật không bao giờ bỏ ra một tháng lương để mua một chiếc iPhone như người Việt.
Thứ hai, doanh nghiệp Nhật được vay ngân hàng với lãi suất rất thấp, nhiều ngân hàng Nhật gửi tiền vào ngân hàng Trung ương Nhật còn có lãi âm nên buộc phải cho doanh nghiệp vay.
Thứ ba, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản vừa có tiền vừa muốn tranh thủ mở rộng thị trường ra nước ngoài trong lúc còn khoẻ mạnh, để lỡ khi thất bại vẫn còn thời gian sửa chữa. Hiện người Nhật đang thừa tiền, nên nếu các doanh nghiệp Nhật có dự án tốt, các ngân hàng Nhật sẵn sàng cho vay.
“Trước đây, sở dĩ Việt Nam có thể thu hút đầu tư Nhật Bản là nhờ giá nhân công rẻ, các công ty Nhật đến Việt Nam đặt nhà máy sản xuất để xuất hàng về Nhật. Nhưng bây giờ, lợi thế cạnh tranh đó đã mất, do giá nhân công của Việt Nam đã đắt hơn Bangladesh, Campuchia…
Tuy nhiên, không vì thế mà các doanh nghiệp Nhật không đến Việt Nam nữa, bởi chúng ta có lợi thế cạnh tranh khác hấp dẫn hơn: thị trường tiêu dùng nội địa đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân, đa số là người trẻ, rất hào phóng trong chi tiêu”, ông Trung nhận định.
Cũng theo ông Trung, dù đã chuyển hướng đầu tư song thực ra người Nhật vẫn thích tự làm nhưng vì cố gắng mà không thành công nên họ buộc phải tìm đến giải pháp M&A với doanh nghiệp Việt.
Trong ngành tiêu dùng nội địa Việt Nam, có những thứ mà các doanh nghiệp Nhật không thể dùng tiền để mua/xây dựng ngay lập tức như các mối quan hệ hoặc hệ thống phân phối. Muốn rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường, họ cần phải hợp tác hoặc mua lại các doanh nghiệp Việt.
Trước đây, người Nhật luôn ưu tiên sử dụng dịch vụ/sản phẩm của đồng hương là do người Nhật rất cẩn trọng, sợ rủi ro, không muốn chịu trách nhiệm và họ không tin tưởng vào doanh nghiệp Việt. Bây giờ, dù đã chấp nhận mở lòng hơn với các doanh nghiệp nước sở tại, nhưng tính cách cơ bản của họ vẫn thế.
Thế nên, sau khi được kết nối, các doanh nghiệp Việt cần chú ý những điều sau để có thể kết nối thành công: chuẩn bị kỹ càng, thông tin thống nhất và trung thực, kiên nhẫn.
Do kỹ tính, nên người Nhật cũng đòi hỏi đối tác của mình như vậy. Trước khi quyết định làm ăn với người Nhật, các doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị kỹ càng trong các khâu như chuẩn hóa lại sổ sách, hệ thống quản lý, chiến lược và câu chuyện cần nói…
Ông Trung ví dụ, nhiều doanh nghiệp Nhật rất lúng túng, họ không biết phải giải thích với công ty mẹ như thế nào khi các doanh nghiệp Việt đưa cho 2 loại sổ kế toán: sổ công bố ra ngoài và sổ nội bộ, vì chúng quá khác nhau. Khi đưa ra số liệu phải thật chính xác, trung thực và cụ thể, không được ước chừng. Người Nhật thường có thói quen lưu hết tất cả những gì đối tác nói, kể cả trong cuộc nói chuyện trên bàn ăn.
Nếu không tự tin vào bản thân hoặc thương vụ có giá trị lớn, các doanh nghiệp nên thuê luật sư hoặc công ty tư vấn, giúp đàm phán hiệu quả hơn. Nhiều chủ doanh nghiệp hơi cảm tính khi định gía ‘đứa con’ của mình, họ ra giá quá cao so với giá thị trường.
Một phẩm chất quan trọng không kém là kiên nhẫn. Không hiếm doanh nghiệp Nhật chỉ quyết định hợp tác với đối tác Việt Nam sau 6 tháng đến 1 năm tìm hiểu. Tuy nhiên, một khi quyết định chọn bạn, họ sẽ giới thiệu rất nhiều đồng hương khác đến cùng.
Khi muốn đến đầu tư ở Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật thường tìm đến 2 kênh sau để nhờ tư vấn giới thiệu: ngân hàng Nhật ở Việt Nam – nơi sẽ cho họ vay tiền đầu tư và các công ty tư vấn Nhật Bản tại Việt Nam như I-Glocal. Thế nên, các doanh nghiệp Việt nên tìm cách xây dựng các mối quan hệ tốt với 2 kênh này nếu muốn gọi vốn Nhật.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Nếu thực sự có một 'Khoán 10' trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giống như những gì đã làm với nông nghiệp, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.
Nghị quyết 68, với nguyên tắc 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự', sẽ là chỗ dựa vững chắc, góp phần xóa bỏ những lo ngại kéo dài của cộng đồng doanh nhân.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành sẽ tạo bước đột phá cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian tới.
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.
Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.