Người Việt đang dốc hầu bao để mua 'sự an tâm'

Minh Hoàng Thứ hai, 08/01/2018 - 17:15

Tầng lớp trung lưu đang gia tăng của Việt Nam ngày càng chi nhiều hơn cho bảo hiểm và công nghệ bảo mật để bảo vệ cuộc sống.

Sản phẩm camera an ninh gia đình có thể điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh đang được bán khá chạy tại Hà Nội. Ảnh: Nikkei Asia

Chị Nguyễn Thu Hằng, một nhân viên văn phòng 37 tuổi tại Hà Nội, gần đây đã lắp đặt một chiếc máy quay an ninh trong nhà để theo dõi người giúp việc và đứa con nhỏ của chị. Chị Hằng có thể theo dõi mọi việc xảy ra trong nhà qua điện thoại thông minh.

Trong bối cảnh tầng lớp trung lưu gia tăng nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhiều người tiêu dùng đang chú ý nhiều hơn tới các sản phẩm và dịch vụ giúp họ cảm thấy an toàn và bảo vệ cho cuộc sống sung túc của họ.

Cho đến gần đây, nhiều người dân Việt Nam vẫn dừng lại ở những nỗi lo cơm áo gạo tiền ngày qua ngày. Chỉ khoảng 30% dân số Việt Nam sở hữu một tài khoản ngân hàng, và tương đối ít người quan tâm đến việc tích lũy tài sản. 

Tuy nhiên, lối sống thay đổi gần đây mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới trong các lĩnh vực như bảo hiểm, chăm sóc y tế, làm đẹp và các sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

Trong năm 2017, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 2.300 USD. Ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM, mức GDP bình quân đạt từ 4.000 USD đến 5.000 USD, giúp cho việc sở hữu xe ô tô và đồ gia dụng cao cấp trở nên trong tầm với đối với nhiều người - và tạo thêm động lực để mọi người bảo vệ cuộc sống của họ và hướng đến một lối sống thỏa mãn hơn.

Vào tháng 11, một lái xe 59 tuổi tại Hà Nội đã mua một gói bảo hiểm y tế tại một chi nhánh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi của Nhật Bản tại Việt Nam. Mức phí bảo hiểm hàng năm là 36 triệu VND (bao gồm cả khoản bảo hiểm cho người vợ) - mức phí này có vẻ đắt ở một quốc gia có mức lương trung bình từ 6 - 8 triệu VND. Nhưng khoản bảo hiểm hoàn trả có thể lên đến 500 triệu VND.

Người lái xe cho biết ông cảm thấy yên tâm về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ mà bảo hiểm sẽ chi trả.

Người Việt đang dốc hầu bao để mua 'sự an tâm'
Nguồn: Nikkei Asia

Năm 2016, doanh thu của Dai-ichi Life đã tăng 50% so với năm 2015, lên đến 5,3 nghìn tỷ VND. Con số này còn tăng gấp 11 lần trong năm 2007, khi công ty bắt đầu hoạt động tại Việt Nam.

Doanh số bán bảo hiểm nhân thọ, các khoản tài trợ giáo dục và bảo hiểm y tế cho trẻ em đang gia tăng. Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, trong nửa đầu năm 2017, doanh thu bảo hiểm tăng 21% lên 47 nghìn tỷ VND so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu của các thiết bị an ninh cũng đang tăng lên. Cam 360, một cửa hàng cung cấp sản phẩm an ninh ở Hà Nội, đã có doanh thu tăng hơn 10% trong vài tháng qua. Dòng sản phẩm máy quay với độ nét cao, giá khoảng 2 triệu VND và có thể được điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh đang bán chạy.

Cửa hàng này cho biết, trước đây, hầu hết các khách hàng đều là nhà hàng và cửa hàng bán lẻ. Nhưng bây giờ, số khách hàng là các cá nhân, những người mua camera an ninh cho nhà ở và căn hộ của họ, đang gia tăng.

Năm ngoái, Tập đoàn Viettel đã phát hành Kiddy, một quyển sổ thông minh cho trẻ em. Kiddy có thể phát hiện vị trí của trẻ khi sử dụng hệ thống định vị toàn cầu và có thể thực hiện cuộc gọi tới 20 số đã được lưu vào thiết bị trước đó.

Một sản phẩm Kiddy có giá 1,4 triệu VND, với mức phí dịch vụ hàng tháng từ 30.000 đến 60.000 VND. Một cửa hàng chi nhánh tại Hà Nội đã bán được 100 chiếc trong tháng 11, tăng gấp đôi so với năm ngoái.

Số học sinh, sinh viên tham gia khóa học an toàn khi đi xe máy do Honda Motor tổ chức từ năm 2010 đã tăng 20% lên 170.000 em trong quý 3/2015. Năm 2016, con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 410.000.

Chi tiêu công ở Việt Nam thuộc nhóm tốn kém trong khu vực

Chi tiêu công ở Việt Nam thuộc nhóm tốn kém trong khu vực

Tiêu điểm -  7 năm

Chi tiêu công cao, bội chi ngân sách khiến nợ công tăng nhanh trong khi nguồn vốn ODA giảm xuống... đang là bài toán khó cho Việt Nam, theo báo cáo chi tiêu công vừa được công bố.

Hai thành viên của Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024

Hai thành viên của Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN và Công ty CP Khuôn chính xác Minh Đạt thuộc Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024.

Phúc Sinh Group mở cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội

Phúc Sinh Group mở cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội

Doanh nghiệp -  9 giờ

Cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội nằm trong kế hoạch mở rộng chuỗi tại các thành phố lớn của Phúc Sinh Group.

Dấu ấn Tân Long trong chiến lược chuyển dịch của BAF Việt Nam

Dấu ấn Tân Long trong chiến lược chuyển dịch của BAF Việt Nam

Doanh nghiệp -  13 giờ

Mối quan hệ với Tập đoàn Tân Long giúp mang lại nhiều lợi thế củng cố khả năng tăng trưởng, chiếm lĩnh thị phần ngành chăn nuôi heo của BAF Việt Nam.

Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ

Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ

Diễn đàn quản trị -  19 giờ

Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Tiêu điểm -  19 giờ

Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.

Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa

Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.

Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao

Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao

Tiêu điểm -  19 giờ

Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.