Nguồn lực tài chính thế hệ mới

Quỳnh Chi Thứ năm, 21/07/2022 - 08:56

Dù hiểu rõ được sự cần thiết nhưng các giám đốc tài chính (CFO) trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa thực hiện chuyển đổi bộ phận tài chính để đảm nhiệm nhiều vai trò hơn.

Các CFO cần thực hiện chuyển đổi bộ phận tài chính để đảm nhiệm nhiều vai trò tiền tuyến hơn.

Một nghiên cứu của Deloitte Đông Nam Á cho thấy, phần lớn giám đốc tài chính (CFO) ở khu vực hiểu được sự cần thiết của việc chuyển đổi trong các lĩnh vực quan trọng, đặc biệt khi vai trò của tài chính chuyển hướng sang thành cung cấp hiểu biết tài chính. 

Dù vậy vẫn còn hơn 25% CFO tham gia khảo sát vẫn chưa bắt đầu chuyển đổi trong các lĩnh vực này.

Ông Timothy HO, Lãnh đạo chương trình Giám đốc tài chính của Deloitte Đông Nam Á cho biết, hầu hết CFO khu vực đều đặt trọng tâm ban đầu là đảm bảo hoạt động và kinh doanh liên tục. 

Năm nay, các CFO tập trung vào những ưu tiên dài hạn để trở nên linh hoạt hơn, đáp ứng được các nhu cầu kinh doanh phát sinh. Đặc biệt, đại dịch vẫn tiếp diễn đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thay đổi cơ bản. Các giám đốc tài chính và bộ phận tài chính bắt buộc phải chuyển trọng tâm từ hoạt động tài chính sang những hiểu biết tài chính chuyên sâu và tập trung vào phát triển các vị trí tài chính mới cũng như bộ kỹ năng kèm theo, chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. 

"Các CFO sẽ cần phải đảm nhận nhiều vai trò tiền tuyến hơn và trở thành chủ sở hữu cuối cùng của dữ liệu trong tổ chức”, ông Timothy HO nói.

3 ưu tiên

Theo khảo sát, hình thức làm việc từ xa không còn là giải pháp tạm thời, với 73% đối tượng tham gia khảo sát cho biết tổ chức của họ sẽ tiếp tục áp dụng hình thức làm việc từ xa và có khả năng sử dụng hình thức này là một cách để tuyển dụng nhân tài cho đội ngũ tài chính.

Timothy HO
Lãnh đạo chương trình Giám đốc tài chính của Deloitte Đông Nam Á

Ông Timothy HO nhận định, một động lực thúc đẩy hình thức làm việc từ xa là thực trạng thiếu kỹ năng. Ngay cả khi các CFO trong khu vực đã thích ứng với lực lượng lao động từ xa đến từ nhiều khu vực địa lý khác nhau, họ vẫn sẽ cần xem xét cách thức đội ngũ tài chính của mình có thể phát triển hoặc được bổ sung các kỹ năng đa dạng hơn. Về cơ bản là định hình lại vai trò của tài chính đối với tổ chức của họ trong tương lai.

Deloitte cho rằng có ba ưu tiên các CFO cần thực hiện để đội ngũ tài chính có thể cung cấp nguồn lực tài chính thế hệ mới – một thế hệ được tạo ra từ hình thức làm việc từ xa và vai trò tiền tuyến của CFO ngày càng được nâng cao.

Xây dựng tầm nhìn chuyển đổi tài chính

Những CFO muốn tăng khả năng sẵn sàng hoạt động trong trạng thái bình thường mới cần hiểu sự phối hợp cần thiết giữa con người và công nghệ để đáp ứng những kỳ vọng đang thay đổi, cập nhật vị trí và mô tả công việc, và quan trọng là đảm bảo nhân tài của họ ở chế độ sẵn sàng.

Điều này đòi hỏi một tầm nhìn chuyển đổi tài chính đầy tham vọng nhưng thực tế, trong đó nêu rõ những khoản đầu tư công nghệ nào cần được ưu tiên, xác định nhân tài có khả năng phát triển, và quyết định phương pháp tốt nhất để nâng cao kỹ năng.

Xác định các vị trí trong tương lai

Các vị trí trong đội ngũ tài chính trong tương lai có thể chia thành ba nhóm chính – người kể chuyện, người diễn giải và quản lý máy. 

Những vị trí này có thể khác nhau trên nhiều phương diện, bao gồm cả sự khác biệt về các kỹ năng cần thiết cũng như trong sự kết hợp giữa con người và máy móc. Ngay cả khi phụ thuộc nhiều vào máy móc, những vị trí này chưa chắc đã có thể được được thay thế hoàn toàn bằng tự động hóa. 

Điều này có nghĩa là nhân sự trong bộ phận tài chính sẽ được yêu cầu hoạt động theo những phương pháp mới và khác biệt – trong đó sự sáng tạo, trực giác và khả năng phán đoán vẫn được giữ ở vị trí cao trong chuỗi giá trị của con người.

Quyết định xây dựng, mượn hoặc mua

Các CFO nên liên tục cải thiện các giá trị mà tài chính mang lại cho tổ chức thay vì tập trung vào sự hoàn hảo.

Ông Timothy HO

Lãnh đạo chương trình Giám đốc tài chính của Deloitte Đông Nam Á

Thông thường, bản năng đầu tiên của các CFO là nâng cao kỹ năng cho đội ngũ của mình thông qua đào tạo và phát triển để xây dựng lực lượng lao động có các năng lực mới, sẵn sàng hướng đến tương lai. 

Nâng cao kỹ năng mặc dù nên là một phần của mọi kế hoạch phát triển con người nhưng có thể chưa đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu về nhân tài trong tương lai.

Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là các CFO cần tiếp tục tuyển dụng những năng lực mới có thể có sẵn trong tổ chức nhưng lại không có trong đội ngũ tài chính. Do đó, Deloitte cho rằng, các CFO nên tìm kiếm ngay trong tổ chức để quyết định liệu họ có thể mượn hoặc chia sẻ với các phòng ban khác những nhân viên có đủ các kỹ năng cần thiết.

Theo ông Ho, nếu làm tốt một hoặc hai việc, hay làm việc một cách cô lập sẽ khó có thể đạt được thành công. Vai trò của tài chính trong tương lai sẽ là quản lý chéo các bộ phận, tạo dựng sự hòa hợp giữa nhân lực và năng lực, cũng như sở hữu và vận hành một nền tảng dữ liệu mạnh mẽ trong toàn tổ chức. 

Ông cho rằng, các CFO nên liên tục cải thiện các giá trị mà tài chính mang lại cho tổ chức thay vì tập trung vào sự hoàn hảo. Ví dụ, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến tính bền vững và các yêu cầu phát triển liên tục, cách thức nào để các CFO có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy đo lường, báo cáo và quản lý các yếu tố ​​này.

"Tương lai có nhiều điều không lường trước được, và tương lai phụ thuộc vào cách CFO và đội ngũ tài chính hành động, định hình lại và hình dung lại về tương lai để có thể vươn xa hơn”, đại diện Deloitte nhận định.

Chuyển đổi mô hình kinh doanh nhìn từ câu chuyện BiboMart

Chuyển đổi mô hình kinh doanh nhìn từ câu chuyện BiboMart

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Việc thay đổi mô hình kinh doanh để bắt kịp với xu hướng số hoá và phát triển bền vững là điều mà nhiều doanh nghiệp đang tính toán.
Chuyển đổi mô hình kinh doanh nhìn từ câu chuyện BiboMart

Chuyển đổi mô hình kinh doanh nhìn từ câu chuyện BiboMart

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Việc thay đổi mô hình kinh doanh để bắt kịp với xu hướng số hoá và phát triển bền vững là điều mà nhiều doanh nghiệp đang tính toán.
Chuyển đổi năng lực của giám đốc tài chính

Chuyển đổi năng lực của giám đốc tài chính

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Trong bối cảnh mới, những người làm tài chính cần tiến lên một bước, đặc biệt là phải trở thành bậc thầy về dữ liệu, để có thể trở thành nhà tư vấn đắc lực cho CEO và ban điều hành.

Vai trò đặc biệt mới của các giám đốc tài chính

Vai trò đặc biệt mới của các giám đốc tài chính

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Với những hiểu biết chuyên sâu, các giám đốc tài chính sẽ mang lại những giá trị rất lớn cho tổ chức trong bối cảnh mới, nổi bật trong đó là đưa nỗ lực giải quyết bài toán biến đổi khí hậu vào trong chiến lược của doanh nghiệp.

Giám đốc tài chính trở thành nhà hoạch định chiến lược

Giám đốc tài chính trở thành nhà hoạch định chiến lược

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Không đơn thuần là người làm công tác kế toán mà giám đốc tài chính hợp tác với CEO, tham gia tích cực, chủ động vào các cuộc họp của lãnh đạo, đưa ra tầm nhìn khác hoặc một số kiến nghị mà trước đây cảm thấy đó không phải là trách nhiệm của mình.

Doanh nghiệp đặt kỳ vọng ngày càng lớn vào giám đốc tài chính

Doanh nghiệp đặt kỳ vọng ngày càng lớn vào giám đốc tài chính

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Theo đánh giá của Deloitte, giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp tư nhân cần có tầm nhìn bao quát và toàn diện để bắt kịp các tác động tài chính có tốc độ thay đổi nhanh chóng và ảnh hưởng rõ nét đến hầu hết mọi ngành công nghiệp cũng như chú ý tới việc đánh giá một tương lai có thể rất khác so với hiện tại.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  5 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  8 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  10 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  11 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  11 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  12 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  16 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.