Diễn đàn quản trị
Doanh nghiệp đặt kỳ vọng ngày càng lớn vào giám đốc tài chính
Theo đánh giá của Deloitte, giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp tư nhân cần có tầm nhìn bao quát và toàn diện để bắt kịp các tác động tài chính có tốc độ thay đổi nhanh chóng và ảnh hưởng rõ nét đến hầu hết mọi ngành công nghiệp cũng như chú ý tới việc đánh giá một tương lai có thể rất khác so với hiện tại.
Các công nghệ số như điện toán đám mây và tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) đang cho thấy hiệu quả với những kết quả bước đầu. Sự đột phá chỉ mới bắt đầu vẫn sẽ tiếp diễn và nhiều giám đốc tài chính tại các công ty tư nhân đang cố gắng tìm ra sự kết hợp đúng đắn giữa công nghệ và nhân sự để giữ vững vị trí là các đối tác chiến lược của chủ sở hữu doanh nghiệp và các đồng sự điều hành cấp cao.
Thách thức
Các doanh nghiệp đặt kỳ vọng lớn hơn bao giờ hết vào các bộ phận tài chính, cả về báo cáo và thông tin đầu vào chiến lược. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc nâng cao những hiểu biết chuyên sâu theo thời gian thực để hỗ trợ quá trình hoạch định chiến lược.
Ngày nay, các nền tảng và ứng dụng số mới đang tạo điều kiện thuận lợi để một vài doanh nghiệp hàng đầu tự động hóa nhiều quy trình kế toán vốn tốn nhiều thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, Deloitte nhận định, nhiều công ty tư nhân đang ngần ngại trong việc áp dụng các giải pháp này vì chi phí đầu tư ban đầu liên quan, thậm chí kể cả khi các quy trình hiện tại có thể kém hiệu quả và không hỗ trợ doanh nghiệp theo những đòi hỏi cần có hiện nay.
Một số công ty khác có thể thiếu hiểu biết về các giải pháp mang tính chuyển đổi được thúc đẩy bởi đổi mới sáng tạo, ví dụ như tự động hóa quy trình bằng robot và blockchain, dẫn đến kết quả là các công ty phải chạy theo xu hướng thay vì có thể chủ động thiết lập các mục tiêu ưu tiên.
Damien Bones, Phó tổng giám đốc mảng tư vấn thương mại của Deloitte Private tại Sydney cho biết, chi phí truyền thống vẫn còn quá lớn và các chi tiêu hầu như phản ánh sự bị động của công ty dưới tác động của thị trường. Chức năng tài chính không chỉ cần hợp lý hóa mà còn phải bắt đầu đánh giá các thách thức hoạt động theo hướng nhìn xa trông rộng.
Chức năng tài chính thường nắm giữ vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp tư nhân và thể hiện mức độ ứng phó của doanh nghiệp trước những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh.
Tăng trưởng kinh tế ổn định và tốc độ thay đổi công nghệ đã thúc đẩy các chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành tìm đến các giám đốc tài chính của mình để nhận được tư vấn khi đưa ra các quyết định quan trọng.
Trong bối cảnh đó, các giám đốc tài chính hiện đang được yêu cầu thực hiện “bốn vai trò”. Họ vẫn cần đảm nhận hai vai trò truyền thống là người quản lý tài chính, bảo vệ tài sản của tổ chức bằng cách giảm thiểu rủi ro và quản lý số liệu tài chính của công tycũng như là người vận hành, điều hành hoạt động tài chính một cách chặt chẽ, mang lại hiệu suất và hiệu quả cao.
Tuy nhiên, giờ đây, các chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và những lãnh đạo cấp cao khác đang ngày càng xem họ như những chiến lược, cũng như là giúp truyền đạt hướng tiếp cận và tư duy tài chính trên toàn tổ chức để giúp các bộ phận khác của doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Điều này đang khiến mọi người phải suy nghĩ lại về các nhóm kỹ năng mà bộ phận tài chính ngày nay cần có.
Tuy nhiên, báo cáo đánh giá toàn cầu của Deloitte cho thấy, tình trạng thiếu nhân sự và kỹ năng vẫn tiếp tục khiến nhiều lãnh đạo tài chính lo ngại.
Tình trạng thiếu lao động đứng đầu danh sách các mối quan tâm trong phạm vi quốc gia của 67% giám đốc tài chính tại Nhật Bản và các giám đốc tài chính Hoa Kỳ cũng nói vấn đề này là rủi ro nội bộ hàng đầu của họ. Trong khi đó, 44% giám đốc tài chính tại Vương quốc Anh cho biết những khó khăn trong tuyển dụng hay tình trạng thiếu hụt kỹ năng đang ngày càng gia tăng.
Cơ hội
Ông Bones cho biết: “Nhiều doanh nghiệp tư nhân đang tự hỏi làm thế nào để hỗ trợ đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp mà không nhất thiết phải tìm đến một người có chuyên môn về tài chính hoặc kế toán truyền thống bởi vì điều đó không còn nhiều ý nghĩa nữa cả từ góc độ cung hoặc cầu.”
Theo nhận định của đại diện Deloitte, thay vì nâng cấp đầu tư một giải pháp công nghệ toàn diện, tốn kém chi phí, các doanh nghiệp tư nhân nên xem xét các sản phẩm phù hợp với quy mô của họ. Chẳng hạn, doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 25 triệu USD có thể lựa chọn các tùy chọn phần mềm tài chính hiệu quả về chi phí dựa trên điện toán đám mây.
Để chắc chắn, một số giải pháp công nghệ tiên tiến hơn có thể đáng để đầu tư thêm chi phí, đặc biệt khi số liệu tài chính cần phải cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiều giám đốc tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thường bị cuốn vào những thách thức hàng ngày và không có thời gian để tìm hiểu lợi ích công nghệ nhận thức có thể mang lại trong tương lai.
Trong một cuộc khảo sát về giám đốc tài chính gần đây của Deloitte, chỉ có 42% người tham gia cho biết đội ngũ nhân sự của họ đã quen với các giải pháp công nghệ nhận thức. Con số này được hi vọng có thể sẽ tiếp tục tăng lên vào năm 2019.
Blockchain là một công nghệ khác mà các công ty tư nhân có thể chưa có sự hiểu biết đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp vẫn không thể phân biệt được giữa blockchain và tiền điện tử khi cả hai đều dựa trên công nghệ sổ cái chung.
Họ không hiểu làm thế nào một nền tảng sổ cái chung ứng dụng công nghệ blockchain có thể loại bỏ lỗi, tăng cường tính minh bạch, cải thiện niềm tin và xác định lại phương thức doanh nghiệp làm việc với khách hàng và nhà cung cấp.
Chẳng hạn, thông qua blockchain, một công ty chăn nuôi có thể tạo ra “bản sao số” của mọi con bò mà họ bán, với đầy đủ thông tin về dữ liệu di truyền, lịch sử khám bệnh của bò và chất lượng thức ăn nuôi bò. Điều này làm tăng độ sâu và độ rộng của dữ liệu được đối chiếu để tăng tính minh bạch, tuân thủ các quy định vốn luôn thay đổi hoặc gia tăng giá trị cho hàng hóa thành phẩm.
Theo lời của Anthony Day, Giám đốc điều hành Phòng thí nghiệm blockchain Deloitte EMEA tại Dublin, Ireland: “Tiềm năng của blockchain là rất lớn. Chúng tôi đang nói về việc tạo ra các hồ sơ bất biến, không thể bị can thiệp, có thể số hóa và tăng khả năng tự động hóa cho gần như mọi giao dịch mà tài chính đang thực hiện ngày nay. Điều này có thể cách mạng hóa rất nhiều ngành.”
Ông Day cho biết chìa khóa cho các công ty tư nhân đang tìm hiểu và phân tích blockchain là xem xét các vấn đề mà họ đang cố gắng giải quyết thông qua công nghệ này. Blockchain về cơ bản là một công nghệ nền tảng và nền tảng này cần được xây dựng, dù tốn nhiều chi phí.
Đại diện Deloitte cũng lưu ý một số trường hợp gồm: nền tảng như vậy có thể đã tồn tại ở một vài doanh nghiệp; một số doanh nghiệp cùng ngành có thể quan tâm đến việc hợp tác để xây dựng một nền tảng chung; hoặc các công ty tư nhân có thể cảm thấy quy mô hoặc yêu cầu kinh doanh hiện tại chưa cần thiết để thực hiện việc đầu tư vào thời điểm này.
Đối với nhiều công ty, thậm chí là cả các công ty truyền thống, ông Day cho rằng blockchain là một công nghệ đáng để nghiên cứu, tương tự như với các công ty độc lập nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ của mình.
Theo đại diện Deloitte, có những câu hỏi mà giám đốc tài chính của các công ty tư nhân cần phải tự hỏi mình trên hầu hết mọi khía cạnh liên quan tới vai trò của họ như: “Khát vọng chiến thắng của chúng ta là gì? Chúng ta sẽ tham gia mảng nào và làm thế nào để chúng ta thành công?” bởi không sớm thì muộn, những người khác sẽ hỏi họ những câu hỏi này.
Đội ngũ lãnh đạo điều hành tại các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bao gồm ít thành viên hơn nên giám đốc tài chính trở thành người thích hợp để tư vấn cho chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc điều hành về bất kỳ động thái kinh doanh nào quan trọng đối với doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa là phải có đúng người thực hiện công việc và các nhân viên tài chính tương lai là những người có thể hỗ trợ hiệu quả hoạt động chung doanh nghiệp.
Giám đốc tài chính hay kế toán trưởng đều cần phải có cảm xúc với những con số
WB đưa 5 khuyến nghị nắn dòng tài chính hướng đến khu vực tư nhân
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam cần ghi nhận nhu cầu tiếp tục cải cách để khuyến khích phát hành, tung ra các sản phẩm mới và cải thiện sự vận hành của thị trường nhằm đem lại nguồn tài chính dài hạn cho khu vực tư nhân đang đói vốn.
Bộ Tài chính phản hồi việc Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam
Sau 2 tháng xem xét, Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nhưng hạ triển vọng xuống mức tiêu cực. Bộ Tài chính cho rằng đánh giá này chỉ dựa vào sự việc riêng lẻ mà bỏ qua thành tựu toàn diện mà Việt Nam đã đạt được.
Ứng dụng blockchain trong tái định hình ngành công nghiệp tài chính
Việc áp dụng công nghệ blockchain sẽ giúp xử lý nhiều giao dịch hơn với chi phí thấp hơn.
Việt Nam lọt nhóm nước có nhiều tiến bộ về tài chính bền vững
Mạng lưới ngân hàng bền vững (SBN) đánh giá Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong xây dựng khung chính sách thúc đẩy tài chính bền vững.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?