Tiêu điểm
Nguy cơ chấm dứt bùng nổ du lịch hàng không vì Covid-19
Những năm gần đây, nhu cầu du lịch bằng hàng không đã phát triển nhanh gấp đôi tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu nhưng điều này đang bị đe dọa bởi dịch Covid-19.
Sự lây lan nhanh chóng và khó đoán của dịch Covid-19 đang khiến các hãng hàng không và doanh nghiệp trong ngành du lịch phải đối mặt với tình trạng sụt giảm mạnh mẽ nhu cầu đi lại của du khách - điều chưa từng có trong thập kỷ qua.
Tại Mỹ, các hãng hàng không và cổ phiếu nhóm ngành du lịch đã giảm sâu hơn nhiều so mức độ sụt chung của toàn thị trường trong tuần này khi nhiều hội nghị lớn bị hủy bỏ, người dân tạm dừng kế hoạch du lịch vì tâm lý e ngại.
Dịch Covid-19 những ngày đầu năm mới đang ngày càng cho thấy năm 2020 sẽ không hề dễ dàng với các hãng hàng không vốn đang vật lộn với những sự cố của Boeing 737 Max thời gian qua.
Nhóm cổ phiếu hàng không NYSE Arca Airline Index đã giảm tới khoảng 20% tuần này - mức giảm tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2008. Cổ phiếu của American Airlines có thời điểm chỉ còn gần 19 USD, chạm mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu giao dịch sau khi hãng này sáp nhập với US Airways năm 2013.
Tại Trung Quốc, hàng trăm ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày, nâng tổng số ca nhiễm lên đến gần 80.000 và hơn 2.800 ca tử vong. Hàn Quốc hiện đang trở thành "tâm dịch" thứ hai khi số ca nhiễm mới đã vượt qua Trung Quốc và liên tục gia tăng trong thời gian ngắn.
Tình hình thực tế trên đã khiến hàng loạt đường bay bị giảm số chuyến hoặc thậm chí tạm dừng.
Thời điểm dịch bùng phát mạnh tại Trung Quốc tháng trước, hãng hàng không Anh British Airways xác nhận đã ngừng tất cả các chuyến bay thẳng đến và đi đến Trung Quốc đại lục. Trên website cả hãng, không có thông tin về các chuyến bay thẳng đến Trung Quốc đại lục trong tháng 1 và tháng 2-2020. Hãng cho biết sẽ đánh giá tình hình và có điều chỉnh phù hợp đối với quyết định này.
Hãng hàng không Air Canada cuối tháng 1 thông báo sẽ ngừng tất cả các chuyến bay thẳng đến Bắc Kinh và Thượng Hải. Trước đó, hãng này đã huỷ một số chuyến trong tổng số 33 chuyến bay hằng tuần đến Trung Quốc.
Ở châu Âu, hãng hàng không Đức Lufthansa đã ngừng các chuyến bay đến Trung Quốc và các đường bay tương tự hợp tác với hàng không Thụy Sĩ và Áo đến tháng 2/2020. Hãng Air France của Pháp cũng giảm số chuyến bay đến Bắc Kinh và Thượng Hải.
Tại Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam đầu tháng này đã yêu cầu thạm thời hủy các chuyến bay đã cấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với thị trường Hàn Quốc, các hãng hàng không của Việt Nam cũng giảm tần suất bay đến Hàn Quốc, trong đó, Bamboo Airways đã ngừng bay từ Đà Nẵng và Cam Ranh đến Seoul.

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) trong đánh giá ban đầu về tác động của dịch Covid-19 bùng phát cho rằng các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể mất tới 13% nhu cầu dịch chuyển của hành khách.
Theo đó, vận chuyển hàng không của khu vực này được dự báo sẽ mất gần 28 tỷ USD doanh thu trong năm 2020 và phần lớn lỗ sẽ nằm ở các hãng hàng không đăng ký tại Trung Quốc (12,8 tỷ USD).
IATA đánh giá các hãng bên ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ mất khoảng 1,5 tỷ USD với giả sử tình trạng sụt giảm nhu cầu đi lại chỉ giới hạn ở các thị trường liên kết với Trung Quốc.
"Đây là khoảng thời gian thử thách cho ngành vận tải hàng không trên toàn cầu. Sụt giảm mạnh nhu cầu do Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến tài chính của các hãng, đặc biệt là những hãng có sự tiếp xúc lớn với thị trường Trung Quốc", Tổng giám đốc IATA Alexandre de Juniac nhấn mạnh.
Trung Quốc là thị trường khách du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới, tăng vọt từ 4,5 triệu người vào năm 2000 lên tới 150 triệu người vào năm 2018. Trong năm 2020, con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi khi tỷ lệ người sở hữu hộ chiếu tại Trung Quốc tăng từ mức 10% dân số hiện tại lên 20%.
Du khách Trung Quốc cũng là nhóm chi tiêu du lịch nhiều nhất thế giới (277 tỷ USD), chiếm tới 16% tổng số chi tiêu du lịch quốc tế toàn cầu, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO).
Cơn ác mộng của các khách sạn
Du lịch Đà Nẵng mùa dịch Covid-19
“Đà Nẵng có Sơn Trà với hệ sinh thái độc nhất vô nhị của thế giới nên cần được bảo vệ, không chỉ cho Đà Nẵng mà cho cả nước và thế giới”.
Chuyển hướng tất cả chuyến bay từ vùng dịch Covid-19 của Hàn Quốc
Thủ tướng yêu cầu tất cả chuyến bay từ vùng dịch của Hàn Quốc sẽ chuyển hướng hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, Phù Cát và Cần Thơ.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.