Phát triển bền vững

Nguy cơ của các nước châu Á đang phát triển trước cách mạng 4.0

Thứ sáu, 28/02/2020 - 21:00

Tự động hóa khuyến khích đưa sản xuất ở nước ngoài về chính quốc và Việt Nam được dự báo có thể mất tới 26% số việc làm.

Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ quá trình công nghiệp hóa.

Các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo hứa hẹn phá vỡ “mô hình tăng trưởng châu Á” tồn tại từ lâu, vốn là động lực cho cách mạng công nghiệp ở châu Á đang phát triển. 

Khu vực này phải chuẩn bị lực lượng lao động từ bây giờ cho công cuộc tự động hóa và những công nghệ khác có thể thay thế việc làm của con người, đặc biệt những nhiệm vụ giản đơn thường nhật trong chuỗi sản xuất toàn cầu, cũng như đầu tư cho những công nghệ cập nhật hàng đầu trong kỷ nguyên mới.

Ông Shixin Chen, Phó chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, cần nhanh chóng sửa đổi chính sách cho phù hợp nếu các quốc gia muốn tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp mới này – cách mạng công nghiệp 4.0”. Chính phủ cần ưu tiên những chương trình phát triển kỹ năng và tập trung vào kỹ năng mềm, năng lực thành thạo máy tính và đào tạo thực hành tại tất cả các cấp của hệ thống giáo dục nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng mới.

Mô hình tăng trưởng "đàn ngỗng bay" đã lỗi thời...

Cho tới nay, khu vực châu Á đang phát triển đã được hưởng lợi rất lớn từ mô hình “đàn ngỗng bay” trong phát triển công nghiệp nối tiếp.

Ban đầu, Nhật Bản là “con ngỗng đầu đàn” trong việc nâng cấp từ các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động sang các ngành công nghệ cao. Sau khi Nhật Bản chuyển đổi sang các ngành công nghiệp tiên tiến, những hoạt động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động đã được phân bổ sang các nước đang phát triển như Ấn Độ, Băng-la-đét và Việt Nam.

Việc chuyển hoạt động ra nước ngoài này đã tạo ra việc làm ở những quốc gia đang phát triển. Nhưng cách tiếp cận “chuyển tiếp trong đàn” giờ đây có thể không còn hiệu quả. Tự động hóa sẽ làm giảm chi phí sản xuất, khiến việc chuyển hoạt động ra nước ngoài truyền thống không còn cần thiết trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Một nghiên cứu gần đây của ADB cho thấy, chi phí lao động để sản xuất một áo sơ mi vải bông tại Mỹ trước đây là khoảng 7 USD so với chỉ 0,5 USD ở Ấn Độ hoặc 0,22 USD tại Băng-la-đét, sẽ giảm xuống còn khoảng 0,40 USD tại Mỹ và châu Âu nếu sử dụng robot.

Điều này sẽ khuyến khích việc đưa hoạt động sản xuất ở nước ngoài về lại chính quốc khi các nền kinh tế phát triển thay thế lao động của con người bằng máy móc trong những nhiệm vụ đơn giản thường nhật. Ví dụ, Việt Nam có thể mất tới 26% số việc làm do quá trình đưa hoạt động sản xuất về lại chính quốc này.

Ngay cả trong khu vực châu Á đang phát triển, máy móc tự động đã bắt đầu thay thế lao động của con người. Ví dụ, một báo cáo gần đây của chính phủ cho thấy rằng tổng số lao động trong ngành dệt may của Băng-la-đét đã giảm từ 4,4 triệu trong năm 2013 xuống còn 3,6 triệu trong năm 2017 với nguyên nhân chính được cho là do tự động hóa.

Tại công ty Esquire Knit Composite ở vùng ngoại ô phía Bắc Dhaka, Băng-la-đét, những máy móc tự động hóa hoàn toàn từ Italia đang được sử dụng cho công đoạn cắt, còn máy móc bán tự động từ Nhật Bản được sử dụng cho công đoạn may và hoàn thiện. Chỉ công đoạn là và gập được thực hiện bằng tay, chiếm 30% tổng lao động trong nhà máy. Ngay cả điều này cũng sẽ sớm thay đổi khi các máy là và gập tự động gần đây đã xuất hiện trong một số nhà máy.

Cần được thay thế bằng mô hình mới dựa trên nền tảng công nghiệp 4.0

a
Ông Shixin Chen, Phó chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á.

Ông Shixin Chen cho rằng, để chuẩn bị tương lai chắc chắn cho lực lượng lao động, cần thiết phải hiện đại hóa hệ thống phát triển kỹ năng của khu vực và bốn lĩnh vực cần được nhanh chóng đáp ứng.

Thứ nhất, các nhà quản lý cần xây dựng một lực lượng lao động có thể thích ứng với các nhu cầu thay đổi của công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Các kỹ năng nền tảng và kỹ năng nghề nghiệp cũng như năng lực học tập không ngừng là những yêu cầu then chốt cho thế hệ người lao động mới. Ít nhất một nửa số lao động hiện thời ở châu Á cần trang bị những kỹ năng mới thiết yếu hoặc cải thiện kỹ năng, theo nhận định của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Và khoảng một nửa trong số các hoạt động đào tạo này phải dựa vào những đơn vị đào tạo nhà nước và tư nhân ở bên ngoài.

Thứ hai, cần tăng cường năng lực kỹ thuật số. Philippines đã đưa ra khung chương trình giáo dục kỹ năng thành thạo máy tính quốc gia cho học sinh ở bậc tiểu học và trung học, với mục đích tạo ra các công dân kỹ thuật số của thế kỷ XXI – những người có thể sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các công cụ kỹ thuật số một cách tự tin, có trách nhiệm và có đạo đức.

Thứ ba, khu vực này cần phải xa rời cách thức học thuộc lòng, thay vào đó chú trọng vào tính sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, cũng như những kỹ năng mềm như giao tiếp.

Cuối cùng, khu vực cần đáp ứng những cơ hội mới xuất hiện bằng cách phát triển các kỹ năng liên quan tới ngành nghề. Những xu thế hàng đầu trong thị trường việc làm bao gồm các kỹ năng mới như kỹ sư học máy (machine learning), chuyên gia phân tích phát triển ứng dụng, lập trình viên xử lý dữ liệu (back-end), và các nhà khoa học dữ liệu.

Mặc dù chỉ có rất ít cơ sở đào tạo tại châu Á đang phát triển đã sẵn sàng để chuẩn bị người lao động trong những lĩnh vực mới này, song một số đơn vị đã bắt đầu tìm hiểu các chương trình để thực hiện việc đào tạo này.

Ví dụ, Sri Lanka đang thành lập các khoa mới về công nghệ tại 11 trường đại học công lập. Các trung tâm sáng tạo và hợp tác với doanh nghiệp đã được thành lập tại những trường đại học này để tạo ra một thế hệ các chuyên gia mới – những người được trang bị năng lực để sử dụng các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong khi đó, tại Băng-la-đét, 640 trung tâm đào tạo ICT tại các trường trung học trên khắp cả nước đã bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2019 như một bước thí điểm cho việc giáo dục kỹ năng thành thạo máy tính.

Những sáng kiến này cần được ưu tiên và mở rộng, ông Shixin Chen nhấn mạnh. Các quốc gia có thể học hỏi từ kinh nghiệm này để xây dựng những hệ thống phát triển kỹ năng hiệu quả, dựa trên bối cảnh và các cấu trúc thể chế riêng của họ.

Khi cuộc cách mạng công nghiệp mới này diễn ra, các hệ thống phát triển kỹ năng ở châu Á đang phát triển cần sự chuyển đổi mạnh mẽ. Thất bại trong hành động ngay hôm nay sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng bởi khả năng tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng của khu vực châu Á đang phát triển phụ thuộc vào điều đó.

85% doanh nghiệp công nghiệp Việt nằm ngoài cách mạng 4.0

85% doanh nghiệp công nghiệp Việt nằm ngoài cách mạng 4.0

Tiêu điểm -  6 năm
Môi trường luật pháp và hệ thống giáo dục là hai yếu tố dài hạn cần thiết giúp Việt Nam bắt kịp những khuynh hướng đang thay đổi của nhân loại.
85% doanh nghiệp công nghiệp Việt nằm ngoài cách mạng 4.0

85% doanh nghiệp công nghiệp Việt nằm ngoài cách mạng 4.0

Tiêu điểm -  6 năm
Môi trường luật pháp và hệ thống giáo dục là hai yếu tố dài hạn cần thiết giúp Việt Nam bắt kịp những khuynh hướng đang thay đổi của nhân loại.
Việt Nam sẽ là tâm điểm cách mạng công nghiệp 4.0 của khu vực

Việt Nam sẽ là tâm điểm cách mạng công nghiệp 4.0 của khu vực

Tiêu điểm -  6 năm

Trước những nền tảng tốt cùng hỗ trợ chính sách tích cực từ Chính phủ, Việt Nam được đánh giá sẽ là địa điểm đầu tư hấp dẫn giữa làn sóng công nghệ 4.0.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  1 giờ

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  2 ngày

Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  1 tuần

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  1 tuần

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

Nhịp cầu kinh doanh -  38 phút

13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  1 giờ

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  1 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Doanh nghiệp -  2 giờ

Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.

Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh

Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Ngày Đại dương thế giới 8/6, trong ngày 7/6, hàng trăm cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại 11 tỉnh/thành đồng loạt ra quân dọn dẹp, thu gom rác thải ở các bờ biển theo chương trình “Ocean cleanup 2025”.

Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu

Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp sẽ tạo nên ranh giới rõ ràng giữa một thương hiệu có nền tảng và một nhà buôn đổi nhãn.

Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?

Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?

Bất động sản -  4 giờ

Sau thời gian dài tăng trưởng nóng do các thông tin sáp nhập tỉnh thành, cơn sốt đất nền đang có dấu hiệu hạ nhiệt.