Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.
Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam (KEAV) quan ngại về khả năng áp dụng hồi tố giá FIT đối với các dự án điện tái tạo tại Việt Nam, trong đó có 4 dự án do nhà đầu tư Hàn Quốc thực hiện – có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính và vận hành.
Bốn dự án điện tái tạo có nguồn vốn Hàn Quốc với tổng mức đầu tư hơn 126 triệu USD được KEAV đề cập gồm một dự án điện gió và ba dự án điện mặt trời.
Cụ thể, nhà máy điện gió Hiệp Thạnh quy mô 77MW do Công ty ST International đầu tư. Các nhà máy điện mặt trời KCN Châu Đức 70MW của Công ty TNHH SH Solar Farm Vina; Dohwa Lệ Thủy 50MW cùa Công ty Dohwa Engineering; KN Cam Lâm và Cam Lâm VN tổng công suất 100MW do Hanwha Energy Corporation đầu tư.
KAEV cho rằng, việc hủy bỏ giá FIT và điều chỉnh đơn giá điện là các biện pháp "thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng và bất hợp lý".
Nguyên nhân đầu tiên, các nhà đầu tư năng lượng tái tạo của Hàn Quốc đã tuân thủ các quy định về giá FIT trong các Quyết định 39/2018, Quyết định 11/2017 và 13/2020 của Thủ tướng vào thời điểm triển khai dự án và đã được phê duyệt COD trong thời hạn quy định.
Theo các quyết định trên, điều kiện để một dự án năng lượng tái tạo được duyệt COD gồm hoàn tất thử nghiệm ban đầu đối với nhà máy và thiết bị liên quan; có giấy phép hoạt động điện lực phục vụ vận hành nhà máy; thống nhất chốt chỉ số công tơ để bắt đầu thanh toán tiền điện.
Tuy nhiên, theo KAEV, phần lớn nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài, bao gồm cả doanh nghiệp Hàn Quốc không nhận được hướng dẫn/chỉ đạo rõ ràng từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc cơ quan liên quan về yêu cầu phải có Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng (CCA) theo Luật Xây dựng vào thời điểm duyệt COD.
Tiếp theo, để khắc phục sự không nhất quán này (giữa điều kiện phê duyệt COD theo quy định FIT và điều kiện vận hành thương mại theo Luật Xây dựng), Bộ Công thương đã ra Thông tư 10/2023, trong đó quy định việc có biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là điều kiện tiên quyết để cấp giấy phép hoạt động điện lực.
KAEV đánh giá, việc áp dụng quy định mới (ban hành năm 2023) đối với các dự án đã hoàn tất COD trước đó là hành vi hồi tố, trái nguyên tắc không hồi tố của pháp luật và làm tổn hại đến niềm tin và quyền lợi của nhà đầu tư, tạo rủi ro pháp lý lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, đại diện các nhà đầu tư năng lượng Hàn Quốc cũng lưu ý vấn đề thiếu cơ sở pháp lý trong việc hủy giá FIT và điều chỉnh đơn giá. Bởi lẽ, ngay cả trong trường hợp một số chủ đầu tư bị cho là vi phạm Luật Xây dựng, thì luật hiện hành chỉ quy định các biện pháp xử lý hành chính và yêu cầu khắc phục, chứ không gồm các biện pháp như hủy bỏ quyền hưởng FIT hay điều chỉnh đơn giá - tức hồi tố giá FIT.
Tới nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư tổng cộng hơn 350 triệu USD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Nếu việc hủy bỏ FIT và điều chỉnh đơn giá được thực hiện, sẽ dẫn đến tổn thất lớn cho các doanh nghiệp, thậm chí phát sinh rủi ro vỡ nợ tài chính.
“Sự bất ổn này không chỉ ảnh hưởng ở cấp độ doanh nghiệp riêng lẻ, mà còn có thể tác động tiêu cực đến mức độ tin cậy trong đầu tư và ổn định của thị trường tài chính Việt Nam nói chung. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm các doanh nghiệp Hàn Quốc, có thể cân nhắc lại quyết định đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam”, ông Shin Byungchul, Chủ tịch KAEV lưu ý.
Từ đây, KAEV đề nghị Chính phủ xem xét không áp dụng hồi tố các quy định mới và giữ nguyên hiệu lực cho các dự án đã được duyệt FIT trước đây. Đồng thời, KAEV cũng mong muốn việc cân nhắc đến kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư và đưa ra giải pháp công bằng, minh bạch, đồng thời cho biết sẵn sàng đối thoại và hợp tác để giải quyết vấn đề.
Trong diễn biến liên quan, Bộ Công thương vừa yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Theo đó, Bộ Công thương kiến nghị EVN báo cáo rõ, cụ thể và chịu trách nhiệm toàn diện về lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở đã phân tích, đánh giá tác động, so sánh lợi ích về kinh tế - xã hội và hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và hài hòa lợi ích nhà nước – nhà đầu tư.
Trong 4 dự án được đề cập ở trên, hai dự án điện mặt trời KCN Châu Đức, KN Cam Lâm và Cam Lâm VN (gọi tắt là KN Vạn Ninh) từng bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra một số vi phạm về đất đai, xây dựng cũng như hưởng giá FIT trong kết luận thanh tra về chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư công trình điện theo Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh.
KN Vạn Ninh nằm trong danh mục 14 dự án điện mặt trời đã và đang hưởng giá FIT 7,09 UScent/kWh, áp dụng trong 20 năm, không đúng với kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo 402 vào tháng 11/2019 của Văn phòng Chính phủ.
Nguồn cơn của vấn đề này, xuất phát từ việc Bộ Công thương tham mưu bỏ điều kiện được áp dụng giá FIT (“các dự án đã ký hợp đồng mua bán điện”) và thay đổi điều kiện “dự án đã và đang triển khai thi công” thành “dự án đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư” – qua đó dẫn tới mở rộng đối tượng áp dụng giá FIT.
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Sau khi Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời được ban hành (với một phần nội dung được tham mưu bởi Bộ Công thương), cánh cửa hưởng giá FIT vô hình chung đã rộng mở với hàng loạt dự án điện mặt trời.
Mặc dù có nhiều vi phạm trong quản lý đầu tư, xây dựng, đất đai, nghiệm thu công trình... nhưng 26 nhà máy điện mặt trời, điện gió vẫn được EPTC (trực thuộc EVN) công nhận ngày vận hành thương mại (COD) và hưởng giá mua điện khuyến khích (giá FIT).
UBND tỉnh Quảng Trị chuẩn bị chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án điện gió chậm tiến độ triển khai, đồng thời đôn đốc, tháo gỡ xử lý những trường hợp gặp vướng mắc.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Kỳ nghỉ 30/4 – 1/5 năm nay, Vincom tiếp tục khẳng định vai trò 'mini getaway' giữa lòng đô thị với chuỗi sự kiện “Yêu nước” tôn vinh tinh thần dân tộc cùng sự ra mắt loạt thương hiệu mới, khu vui chơi hiện đại và lễ hội Vietnam Art Toy Festival 2025 có quy mô lớn chưa từng có tại Hà Nội.
Giá vàng hôm nay 28/4 buổi sáng tiếp tục xu hướng giảm. Một số chuyên gia nhận định thị trường vàng chưa thể kết thúc nhịp điều chỉnh sớm.
UBND tỉnh Quảng Trị chuẩn bị chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án điện gió chậm tiến độ triển khai, đồng thời đôn đốc, tháo gỡ xử lý những trường hợp gặp vướng mắc.
Sự xuất hiện của "người Gelex" trong danh sách ứng viên HĐQT diễn ra trong bối cảnh Eximbank đang thực hiện nhiều thay đổi quan trọng.
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Trong khi các tay chơi quốc tế đang cố gắng đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình, thì Sabeco với vị thế người dẫn đầu tại thị trường Việt Nam dường như đang tập trung vào một "ván bài" khác.