Tiêu điểm
Nguy cơ suy thoái kinh tế rình rập
Không phải lạm phát, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, suy thoái kinh tế mới là vấn đề nghiêm trọng và có nguy cơ lớn hơn nhiều trong năm 2023.
.jpg)
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia Kinh tế vĩ mô, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, lạm phát là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng trong chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ. Qua đó tác động mạnh mẽ đến các thị trường tài sản lớn ở Việt Nam như bất động sản và sức khỏe của các doanh nghiệp.
Ông Thế Anh cho rằng, trong năm 2023, nguy cơ lạm phát của Việt Nam nhiều khả năng sẽ gia tăng so với năm 2022. Bình quân năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng. Như vậy, trong năm 2022 mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên áp lực lạm phát năm 2023 là rất lớn.
Theo nghiên cứu từ nhiều tổ chức quốc tế, năm 2023, lạm phát của thế giới sẽ có sự dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Hiện lạm phát tại các nước phát triển đã qua đỉnh và có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, lạm phát tại các nước đang phát triển mới đang gia tăng.

Tuy nhiên, ông Thế Anh dự báo, lạm phát của Việt Nam trong năm nay không phải vấn đề đáng quan ngại của nền kinh tế. Vị chuyên gia này dự báo, trong đầu năm 2023, lạm phát của việt Nam khả năng đã đạt đỉnh trong tháng 1 vừa qua và đang giảm dần. Thay vào đó, nguy cơ suy thoái đối với nền kinh tế là rất lớn.
Nguyên nhân là do mức lãi suất cao như hiện nay đang ảnh hướng lớn tới các hoạt động kinh tế, thu nhập của người dân giảm sút, sức cầu tiêu dùng yếu. Lãi suất tăng cao trong điều kiện nền kinh tế vừa trải qua dịch bệnh khiến chi phí tiêu dùng, sinh hoạt đắt đỏ, người dân chi tiêu tiết kiệm hơn.
Bên cạnh đó, các thị trường tài sản lớn của Việt Nam như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không có thanh khoản, doanh nghiệp cạn dòng tiền.
Tăng trưởng cung tiền hiện đạt rất thấp, dưới 4%, trong khi các năm trước thường đạt 14- 15% đã làm giảm yếu tố gây lạm phát. Song, tăng trưởng kinh tế lại đang chậm lại. Lạm phát năm 2023 không phải vấn đề lớn, thay vào đó, nguy cơ suy thoái kinh tế trở nên đáng lo ngại hơn, ông Thế Anh nhìn nhận.
Trước thực trạng này, vị chuyên gia cho rằng, Chính phủ và ngân hàng nhà nước nên có chính sách điều chỉnh để sớm giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp phục hồi. Năm 2023 có nhiều yếu tố hỗ trợ giúp hạ lãi suất. Nếu chấp nhận sự mất giá của VND trong ngắn hạn, lãi suất có thể sẽ được giảm sớm, ngay từ cuối quý I này.
Lãi suất của Việt Nam được điều hành dựa trên 2 yếu tố là lạm phát và lãi suất điều hành của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương Mỹ.
Trong khi đó, với yếu tố lạm phát như đã phân tích ở trên, đây không còn là vấn đề đáng lo ngại. Mặt khác, trên thế giới, lạm phát của nhiều quốc gia đã qua đỉnh, khả năng tăng tiếp lãi suất của Mỹ rất thấp. Trong kịch bản xấu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất lần nữa vào tháng 3 năm nay nhưng mức tăng chỉ khoảng 0,25%.
Do vậy các sức ép làm cho lãi suất của Việt Nam tăng tiếp là rất thấp. Lãi suất sẽ có xu hướng đi xuống vì đang ở mức đỉnh. Việc giảm nhanh hay chậm và giảm ở mức nào phụ thuộc vào quan điểm của nhà điều hành chính sách.
Bên cạnh đó, lãi suất thực của Việt Nam hiện nay vẫn cao hơn nhiều nước trên thế giới. Theo ông Thế Anh, đây là những điểm thuận lợi cho việc Việt Nam có thể hạ lãi suất trong thời gian tới để hỗ trợ kinh tế.
Nếu thận trọng, Ngân hàng Nhà nước có thể quan sát tình hình lạm phát Việt Nam ở thời điểm rõ ràng hơn, tháng 2-3 năm nay hoặc đợi tín hiệu rõ ràng hơn từ FED vào tháng 5 năm nay để có sự điều chỉnh lãi suất phù hợp. Tuy nhiên, nếu lạc quan hơn có thể thực hiện việc đó sớm hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp và cả nền kinh tế phục hồi.
6 xu hướng kinh tế cần lưu tâm năm 2023
Nguy cơ cao suy thoái kinh tế toàn cầu
Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 giảm từ mức dự kiến 3% vào 6 tháng trước xuống còn 1,7% trong báo cáo mới nhất từ World Bank.
11 giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội 2023
Ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là những giải pháp đáng chú ý trong 11 nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của Chính phủ.
'Kinh tế Việt Nam sẽ không đối diện một cuộc khủng hoảng'
TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, nếu tăng cung tiền đủ để đáp ứng được sự tăng trưởng kinh tế theo giá hiện hành, Việt Nam sẽ thực sự không có vấn đề gì lớn trong nỗ lực phục hồi kinh tế, thị trường chứng khoán, bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.
Những khoảng trời “giông bão” và “nắng đẹp” của kinh tế Việt Nam 2023
Trong năm 2022, thế giới và cả Việt Nam đều đã bước qua một thời kỳ đầy hỗn loạn. Vậy trong năm 2023, đâu là những xu hướng định hình, đâu là những “giông bão”, những “ngày nắng đẹp” của nền kinh tế Việt Nam?
EVN vay vốn không bảo lãnh Chính phủ rót cho các dự án điện
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ký hiệp định vay Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) 65 triệu USD để phục vụ dự án nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm
Quốc hội thông qua nghị quyết kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030, áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Thủ tướng nêu hướng đi giữa thách thức toàn cầu
Tại WEF Thiên Tân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng châu Á cần dẫn dắt cuộc chơi mới, đồng thời khẳng định Việt Nam có cơ sở để tăng trưởng 8% năm nay và hai con số trong những năm tới.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.
Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.
Nóng từng mét đất dọc sông Hàn: Ai đang chiếm những vị trí vàng ven sông?
Hai bên bờ sông Hàn, thành phố Đà Nẵng đang từng ngày thay đổi diện mạo với nhiều dự án bất động sản cao cấp.
Không muốn gắn mác 'cầm đồ' khi lên sàn, F88 đẩy mạnh bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng
Dự kiến, cổ phiếu F88 sẽ được giao dịch trên sàn UpCom từ quý III/2025 và trở thành công ty tài chính thay thế đầu tiên lên sàn chứng khoán.
M&A: 'Cuộc chơi đỉnh cao trí tuệ' giúp doanh nghiệp Việt bứt phá
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng M&A là một phần trong “cuộc chơi đỉnh cao trí tuệ” của kinh tế thị trường mà Việt Nam rất nên học hỏi.
Ngân hàng Nhà nước được quyền quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Sáng ngày 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.
Mở bán siêu đô thị Hoang Huy New City tại trung tâm mới Hải Phòng
Hoang Huy New City - đại đô thị đầu tiên theo mô hình “đô thị lễ hội” đã chính thức mở bán, trở thành điểm nhấn chiến lược của khu trung tâm mới Thủy Nguyên.
Sun Group khởi công Tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền Bắc tại Hòa Bình
Tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền Bắc có quy mô 584,73 ha, tổng mức đầu tư lên đến hơn 21.000 tỷ đồng.
LDG ghi nhận chuyển biến pháp lý tại loạt dự án lớn
Lãnh đạo LDG cho hay, các dự án trọng điểm của công ty vừa qua đã chuyển biến về pháp lý, tạo tiền đề để đẩy nhanh triển khai sớm.