Diễn đàn quản trị
Nguyên nhân thúc đẩy chuyển giao trong doanh nghiệp gia đình
Dịch Covid-19 và những biến động chính trị xảy ra trên thế giới gây đứt gãy chuỗi cung ứng buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình chuyển giao tại các doanh nghiệp gia đình diễn ra nhanh chóng hơn.
Chuyển giao để thích ứng
Là một phần của khối doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp gia đình có lịch sử phát triển ở Việt Nam như Thành Thành Công (TTC Group), An Phước, Tân Hiệp Phát, Bitits… đang bước vào giai đoạn thế hệ sáng lập (F1) đã lớn tuổi trong khi các con của họ (F2) được đào tạo bài bản đang từng bước tiếp nhận quản trị từng phần công việc.

Hơn nữa việc chuyển giao thế hệ trong doanh nghiệp gia đình thời gian gần đây còn được đẩy nhanh hơn vì dịch Covid-19 và những biến động chính trị xảy ra trên thế giới gây đứt gãy chuỗi cung ứng buộc các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp gia đình phải thay đổi để thích ứng.
Khảo sát của PwC Việt Nam cho thấy, có 58% doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam đã chuẩn bị kế hoạch kế nghiệp, trong khi con số này năm ngoái là 36%.
Đơn cử như việc chuyển giao thế hệ ở Công ty may thêu giày An Phước, bà Nguyễn Thị Điền, Tổng giám đốc cho biết, nếu không xảy ra dịch Covid-19 thì chưa chuyển giao cho thế hệ F2.
Bởi vì khi dịch Covid-19 xảy ra cả hai vợ chồng bà đang ở nước ngoài, không về nước kịp. Trong bối cảnh đó con bà trước đây chỉ phụ trách mảng kinh doanh nhưng lúc đó phải đứng ra lo toàn bộ cho 5.000 công nhân sản xuất "3 tại chỗ". Ngoài việc được bố mẹ tư vấn từ xa thì con bà tự xoay sở và nhờ đó bộc phát ra nhiều ưu điểm.
Do đó, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát vợ chồng bà nhận thấy con đã trưởng thành và bản thân con cũng nói không ngờ dịch xảy ra con lại có thêm trách nhiệm với công ty, gia đình.
Cho nên đầu năm 2022, khi bối cảnh thị trường trong nước và trên thế giới có nhiều thay đổi, An Phước đã công bố chuyển giao một phần gồm vừa kinh doanh vừa sản xuất cho con phụ trách.
“Dù biết làm như vậy sẽ tạo nhiều áp lực cho con nhưng các đồng nghiệp xung quanh chúng tôi đều công nhận con đã trưởng thành, lo gánh vác được một phần công việc bố mẹ để lại. Qua việc chuyển giao, ngoài việc chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp sẽ thích ứng, phát triển tốt hơn trong bối cảnh mới thì cũng thể hiện sự tin tưởng vào năng lực của con”, bà Điền nói.
Dù việc chuyển giao được đẩy nhanh hơn tuy nhiên theo bà Điền thì ở An Phước mọi việc diễn ra thận trọng, từng bước. Bởi vì thế hệ F1 đã rất khó khăn để có thành quả hôm nay nên mong muốn các con có cách tiếp quản thế nào cho hiệu quả nhất.
Hơn nữa do tư tưởng của người Á Châu là con cái có lớn, trưởng thành bao nhiêu nhưng những người sáng lập vẫn cảm thấy chưa lớn, luôn lo lắng nếu giao quyền cho con sẽ bị mất vốn.
‘Cây gậy’ cản trở kế nghiệp doanh nghiệp gia đình thành công
Theo bà Điền thì những bước đi từ thủa ban sơ của thế hệ F1 hiện nay đã lạc hậu nên cần tiếp cận bằng những phương tiện tiên tiến nhưng phải đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi. Thế hệ F2 muốn bứt phá để công ty phát triển, để công nhân có thu nhập cao thì thế hệ F1 ủng hộ nhưng bứt phá sang lĩnh vực khác như thì chưa nên. Đơn cử như An Phước dù có quỹ đất khá lớn nhưng trước nay chỉ sản suất chứ chưa làm bất động sản bao giờ.
“Bây giờ chúng tôi còn sức khoẻ thì vẫn tham gia quản trị, định hướng chiến lược, còn thế hệ F2 làm sao cho công ty phát triển, có thêm lợi tức, cải thiện đời sống công nhân. Chúng tôi luôn định hướng vào giá trị cốt lõi, chứ chưa mở rộng thêm ngành khác. Bởi vì phải vững ở lĩnh vực cốt lõi thì mới tính bước sang lĩnh vực khác”, bà Điền nói thêm.
Thách thức cho thế hệ F2
Kế nhiệm doanh nghiệp gia đình trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và việc thế hệ sáng lập đặt ra kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng gây ra nhiều thách thức cho thế hệ F2.
Đơn cử như ông Lê Viết Hiếu người nối nghiệp cha mình là ông Lê Viết Hải ở Tập đoàn xây dựng Hoà Bình. Việc CEO 9X được bổ nhiệm trong bối cảnh thị trường xây dựng trong nước cạnh tranh quyết liệt và có dấu hiệu bão hoà. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn xây dựng Hoà Bình gặp khó khăn và phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh giảm xuống do tác động của dịch Covid-19.
Thời điểm đó, Hoà Bình cũng đối diện với loạt tin đồn có tập đoàn bất động sản muốn thâu tóm. Sau đó, ông Lê Viết Hải xác nhận có nhiều tập đoàn bất động sản đặt vấn đề đầu tư để trở thành cổ đông chiến lược nhưng ông không có ý định mời họ vào vì tránh xung đột lợi ích.
Hai năm sau, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, Hoà Bình đã vươn lên vị trí số một trong ngành xây dựng Việt Nam. Nhưng ông Hiếu lại đối mặt với áp lực khác đó là tại ĐHCĐ vừa qua, Hòa Bình đặt ra kế hoạch đạt 20 tỷ USD doanh thu vào năm 2032, lợi nhuận đạt 1 tỷ USD.
Tức là năm 2032 doanh thu của Hòa Bình phải gấp 40 lần năm 2021. Chìa khoá để thực hiện tham vọng này theo ông Lê Viết Hải là Hoà Bình sẽ xuất khẩu ngành xây dựng Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Không chỉ có vậy, ông vị CEO 9X cũng gặp khó khăn trong quản trị với những công việc nội tại tại doanh nghiệp. Đơn cử như việc chuyển đổi số, Hoà Bình có nhiều hệ thống phần mềm nên thách thức là làm sao tích hợp lại để ra con số tốt nhất giúp lãnh đạo đưa ra quyết định đúng.
Một việc nữa theo ông Hiếu là khó khăn nhất là làm sao tạo được cầu nối tư duy người đi trước và tư duy người đi sau để mọi người cùng nhìn một hướng và có cùng mục tiêu.
Còn bà Nguyễn Ngọc Mỹ, Phó chủ tịch Alphanam Group cho rằng khi dịch Covid-19 xảy ra thì các doanh nghiệp gia đình thường co lại nhằm bảo toàn lực lượng, củng cố, an toàn…do đó nên sau dịch các doanh nghiệp gia đình bị mất đi một số cơ hội.
Dù thừa nhận thế hệ F2 ở Việt Nam khá tương đồng so với F2 các nước khác trên thế giới khi được thụ hưởng tinh hoa và nền giáo dục tốt nhưng bà Mỹ cũng nhận thấy có nhiều thách thức.
Như việc làm thế nào để có cách nhìn đa chiều nhằm dung hoà ý kiến của thế hệ F1 đi trước và ý kiến của các chuyên gia. Hay việc kết nối được với nhau trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay để đưa doanh nghiệp phát triển.
Hai thế hệ doanh nhân đối thoại về quản trị và kế thừa doanh nghiệp gia đình
Doanh nghiệp gia đình và bài toán trường tồn
Chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải cho rằng, các doanh nghiệp gia đình cần chuẩn bị từ sớm để vừa đảm bảo gìn giữ và bảo tồn được những giá trị cốt lõi của thế hệ sáng nghiệp, đồng thời thoả mãn hoài bão ngày càng lớn của giới trẻ.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.