Doanh nghiệp
Nhà đầu tư ngoại chi 42,6 triệu USD mua cổ phần công ty logistics Việt Nam
Sau 7 năm, Singapore Post đã bán gần 30% cổ phần tại Indo Trans Logistics cho một nhà đầu tư nước ngoài khác.
Công ty Symphony International Holdings thông báo đã chi ra khoảng 42,6 triệu USD để mua cổ phần của Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (Indo Trans Logistics Corporation - ITL Corp).
Giám đốc của Symphony, ông Anil Thadani nhận định chiến lược của ITL Corp phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp này trong đầu tư và hỗ trợ các công ty hưởng lợi từ dân số giàu có và giới trung lưu đang gia tăng tại châu Á.
“Chúng tôi đã xem xét một số cơ hội tại Việt Nam trong những năm qua và ITL Corp sở hữu những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp mà chúng tôi muốn đầu tư”, ông Anil Thadani cho biết.
Symphony là một công ty đầu tư đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán London. Công ty đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh như chăm sóc sức khỏe, khách sạn, bất động sản chủ yếu tại khu vực châu Á.
Đăng ký kinh doanh mới đây của ITL Corp cho biết, công ty Symphony Logistics đang nắm giữ 28,57% cổ phần. Số cổ phần này trước đây được nắm giữ bởi Singapore Post từ năm 2011.
Hai cổ đông nước ngoài khác đang nắm giữ hơn 11% cổ phần của ITL Corp là ông Veera Satchatippavarn người Thái Lan, một trong những nhà sáng lập công ty và ông Zulkifli Bin Baharudin, một lãnh đạo của Singapore Post.
Được thành lập năm 1999, ILT Corp hiện đã phát triển thành công ty dẫn đầu về logistics với mạng lưới rộng khắp Việt Nam và mở rộng sang cả Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan với hơn 1.500 nhân viên.
ITL Corp hiện cung cấp từ dịch vụ hàng không (airlines GSA), vận tải quốc tế (freightmanagement), logistics tổng hợp (contract logistics), đường sắt (rail)… cho đến chuyển phát nhanh (last mile), thương mại điện tử (e-commerce logistics).
Năm ngoái qua doanh nghiệp gây ấn tượng trong toàn ngành khi đạt mức tăng trưởng gần 50% so với 2017, cao gấp 3 lần mức tăng trung bình của ngành logistics. Công ty đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới (Cross Border E-commerce).
Lĩnh vực logistic của Việt Nam thời gian qua thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Chủ yếu thông qua việc mua cổ phần các công ty trong nước hoặc mua tài sản.
Đầu tháng này, Tập đoàn Sumitomo cùng với Công ty Suzuyo và một quỹ đầu tư của Nhật Bản đã chi khoảng 37 triệu USD để mua 10% vốn tại Công ty Cổ phần Gemadept, doanh nghiệp logistics lớn nhất của Việt Nam.
Tháng 11 năm ngoái, Tập đoàn tài chính Mirae và Naver Hàn Quốc đã mua lại hai trung tâm cung ứng hàng hóa ở miền Bắc với giá trị khoảng 47 triệu USD.
Còn Công ty Mapletree Logistics Trust cuối tháng 1 vừa qua cũng hoàn tất việc mua lại một kho bãi tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I nằm ở tỉnh Bình Dương với giá khoảng 31,5 triệu USD.
Trước đó vào cuối năm 2017, Tập đoàn CJ của Hàn Quốc đã mua 51% cổ phần của hai công ty con thuộc Gemadept hoạt động trong lĩnh vực vận tải (đường biển, đường bộ và đường thủy) cùng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ. Giá trị thương vụ được cho là 125 triệu USD.
Gemadept thu lãi lớn từ cảng biển sau khi từ bỏ logistics
Quy định mới về kinh doanh dịch vụ Logistics
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.
Ông Lê Duy Hiệp: Giảm chi phí logistics rất khó vì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Chưa năm nào, Chính phủ lại coi trọng ngành logistics như năm 2018, khi trực tiếp giao nhiệm vụ kinh tế cụ thể như nhiều ngành kinh tế chủ lực khác. Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, đây vừa là vinh dự nhưng đồng thời cũng là thách thức không dễ vượt qua.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.
Thống đốc lý giải vì sao ngân hàng 'quay lưng' với doanh nghiệp địa ốc
Ngay cả những dự án khả thi và có khả năng trả nợ vẫn bị từ chối cho vay, bởi thời hạn vay không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.