Nhà đầu tư ngoại lần nữa than phiền về thủ tục

Anh Mai Thứ sáu, 22/03/2024 - 13:52

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cho biết các thủ tục hành chính phức tạp là rủi ro hàng đầu khi vào Việt Nam.

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) mới đây đánh giá, mặc dù Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách khác nhau như đơn giản hóa luật và các quy định, số hóa thủ tục hành chính, vẫn còn nhiều vấn đề khiến nhiều hoạt động đầu tư, kinh doanh bị chậm trễ.

Đơn cử, chậm trễ trong việc cấp giấy phép kinh doanh và nhiều giấy phép hành chính khác.

JCCI cho biết, trong các lĩnh vực kỹ thuật số như chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, một số doanh nghiệp Nhật lo ngại sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tại Việt Nam do việc chậm cấp giấy phép kinh doanh cho chuyển đổi số như thương mại điện tử.

Ngoài ra, trong phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn, như các dự án xây dựng nhà máy điện, phát triển đô thị, có những trường hợp phải mất hơn 10 năm mới hoàn thành thủ tục.

Nguyên nhân là do chậm trễ trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp các giấy phép liên quan, dẫn đến chậm trễ trong dự án cơ sở hạ tầng.

“Việc hoàn thành các dự án phát triển cơ sở hạ tầng có thể được đẩy nhanh bằng cách đẩy nhanh quá trình kiểm tra và cấp giấy phép cần thiết”, JCCI khuyến nghị trong báo cáo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) mới nhất.

Cải cách thủ tục hành chính gặp khó vì 'động chạm lợi ích'

Ngoài thủ tục chậm trễ, nhiều doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện hoặc nộp các hồ sơ giấy tờ không dựa trên quy định của pháp luật.

Cụ thể, trong nhiều trường hợp, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ hơn và nộp thêm hồ sơ ngoài quy định của pháp luật khi đăng ký hoạt động với cơ quan liên quan hoặc xin giấy phép kinh doanh.

Theo một đánh giá trước đây của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, có nhiều yêu cầu bất hợp lý về cấp phép mua lại, đăng ký đầu tư, kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư, phòng đăng ký kinh doanh cũng như các điều kiện, yêu cầu hồ sơ không theo quy định pháp luật về việc cấp các loại giấy phép kinh doanh khác nhau của Bộ Công thương và sở công thương.

Bên cạnh đó, tình trạng chậm trễ trong thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng do cơ quan thuế áp đặt các điều kiện khắt khe hơn cũng gây khó khăn tài chính cho các công ty có dòng tiền eo hẹp.

Không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi đầu tư vào Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn với các thủ tục.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào Việt Nam, căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi, thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được thay đổi từ cấp tỉnh lên cấp cơ quan trung ương (Bộ Tài nguyên và môi trường), tùy theo khả năng gây ô nhiễm môi trường và công suất.

Điều này khiến thời gian và chi phí xin phê duyệt báo cáo tác động môi trường gia tăng, gây ra gánh nặng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thủ tục hành chính trói nhà đầu tư ngoại 1
Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn thủ tục hành chính tiếp tục nhanh, gọn hơn . Ảnh: Hoàng Anh

Bên cạnh đó, phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có quy định rõ danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả dự án sản xuất sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường (linh kiện, thiết bị điện, điện tử) nếu có công suất vượt quá mức tiêu chuẩn (từ 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc 01 triệu thiết bị, linh kiện/năm trở lên) thì cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng không phải là cấp tỉnh mà là Bộ Tài nguyên và môi trường.

Ngay cả trường hợp mở rộng nhà máy thông qua đầu tư bổ sung hay đầu tư mới, nếu vượt quá điều kiện này cũng phải xin phê duyệt từ cơ quan trung ương.

Trong khi đó, đa số doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện tử đều có công suất trên 1 triệu linh kiện, thiết bị/tháng, nên hầu hết doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện và điện tử của Hàn Quốc sẽ thuộc diện này.

Với lý do đó, các doanh nghiệp cần xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mới, bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư mới lẫn doanh nghiệp đầu tư mở rộng, đều lo ngại về việc thời gian kéo dài và phát sinh chi phí.

“Thời gian xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bị kéo dài như vậy đang gây ra khó khăn cho kế hoạch sản xuất của nhà máy”, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) cho hay trong báo cáo.

Hiện nay, thủ tục đánh giá đã thuận lợi hơn so với giai đoạn đầu mới thực thi quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian đánh giá tác động môi trường đang mất ít nhất từ 2 tháng (60 ngày) đến 3 tháng (90 ngày), hồ sơ trình xin phê duyệt cũng tăng khoảng 50 – 60% so với hồ sơ đã nộp trước đây để xin phê duyệt ở cấp tỉnh.

Điều này đang là trở ngại cho hoạt động đầu tư nhanh chóng của các nhà đầu tư.

KoCham khẳng định: “Mọi doanh nghiệp Hàn Quốc đều tôn trọng nỗ lực và hệ thống quản lý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường của Việt Nam”.

Tuy nhiên, cần giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính quá mức đối với các doanh nghiệp xin phê duyệt. Điều này được coi là phù hợp với định hướng cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ cũng như thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Do đó, cần điều chỉnh có tính thực tế các tiêu chí để cơ quan trung ương (Bộ Tài nguyên và môi trường) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

KoCham khuyến nghị, thời gian giải quyết hồ sơ nên ở mức 30 – 40 ngày với các quy trình nhanh, gọn hơn.

Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam cũng phải đối mặt với sự chậm trễ trong thủ tục phê duyệt và các gánh nặng hành chính tốn thời gian.

Điều này gây cản trở hoặc đình trệ các dự án của họ và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

Vì vậy, theo Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam, cần có sự phê duyệt kịp thời đối với giấy phép về quy hoạch và các giấy phép liên quan, giấy phép kinh doanh, đầu tư, phát triển bất động sản, thị thực cho người lao động nước ngoài.

Ngoài ra, mặc dù Chính phủ thúc đẩy số hóa nhưng nhiều thủ tục hành chính như báo cáo, đăng ký, thông báo vẫn phải nộp bằng giấy hoặc thậm chí bằng cả hình thức giấy và điện tử.

Phần lớn doanh nghiệp châu Âu vẫn 'ngán' thủ tục ở Việt Nam

Phần lớn doanh nghiệp châu Âu vẫn 'ngán' thủ tục ở Việt Nam

Tiêu điểm -  11 tháng
Theo EuroCham, Việt Nam là một trong những điểm đến FDI hấp dẫn, nhưng những khó khăn về thủ tục hành chính đang khiến nhiều doanh nghiệp khó hoạt động.
Phần lớn doanh nghiệp châu Âu vẫn 'ngán' thủ tục ở Việt Nam

Phần lớn doanh nghiệp châu Âu vẫn 'ngán' thủ tục ở Việt Nam

Tiêu điểm -  11 tháng
Theo EuroCham, Việt Nam là một trong những điểm đến FDI hấp dẫn, nhưng những khó khăn về thủ tục hành chính đang khiến nhiều doanh nghiệp khó hoạt động.
‘Không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính, sự tắc trách và quan liêu’

‘Không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính, sự tắc trách và quan liêu’

Tiêu điểm -  1 năm

Cải cách hành chính là công việc nặng nề, khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, nhưng khó mấy cũng phải làm để tháo gỡ khó khăn, vượt qua các thách thức, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính, tắc trách và quan liêu của người thi hành công vụ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính cần sự chung tay của doanh nghiệp

Cắt giảm thủ tục hành chính cần sự chung tay của doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 năm

Để đạt được mục tiêu cắt giảm 20% thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp cần chủ động nêu khó khăn, vướng mắc, chỉ rõ những quy định lỗi thời đang cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thí điểm lập tổ công tác tại TP.HCM để tránh ‘thủ tục, văn bản lòng vòng’

Thí điểm lập tổ công tác tại TP.HCM để tránh ‘thủ tục, văn bản lòng vòng’

Tiêu điểm -  2 năm

Tổ công tác này sẽ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm tổ trưởng để giải quyết, xử lý các vấn đề của TP.HCM một cách kịp thời, hiệu quả, tránh tình trạng “thủ tục, văn bản lên xuống, lòng vòng” mà không giải quyết được công việc. Mô hình này nếu hiệu quả sẽ mở rộng áp dụng.

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa

Tiêu điểm -  2 năm

Các thủ tục hành chính cần được rà soát kỹ lượng và tiếp tục cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa; phân cấp nhiều hơn và xây dựng chế tài, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc hành chính.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.