"Nhà ở xã hội đang được giao không đúng đối tượng"

An Chi Thứ sáu, 03/03/2023 - 16:48

Đó là nhận định của ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân về thực trạng nhà ở xã hội thời gian vừa qua.

Tại buổi làm việc của lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) với các doanh nghiệp về việc thúc đẩy nhanh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân đã có một tiết lộ đáng chú ý về phân khúc khách hàng mua nhà ở xã hội. 

Dẫn chứng số liệu thống kê cho thấy có đến 80% người mua nhà ở xã hội sau 2 năm đã không còn ở đó, chỉ còn 20% số người mua ở lại, ông Tuấn khẳng định, nhà ở xã hội đang được giao cho không đúng đối tượng. Điều này không chỉ làm mất đi ý nghĩa của nhà ở xã hội mà còn gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi phát triển phân khúc sản phẩm này.

Hiện các chế tài liên quan đến việc mua - bán trục lợi nhà ở xã hội vẫn còn lỏng lẻo. Pháp luật mới chỉ quy định xử phạt đối với người thực hiện hành vi mua bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng, không đúng quy định của pháp luật, trong khi đó, vẫn còn rất nhiều lĩnh vực liên quan đến nhà ở xã hội còn chưa được điều chỉnh. 

Ngoài ra, việc thực thi pháp luật và sự thiếu đồng bộ về cơ sở dữ liệu, quản lý yếu kém cũng là những nguyên nhân khiến nhà ở xã hội chưa hướng đến đúng đối tượng khách hàng.

80% người mua nhà ở xã hội không có nhu cầu ở thực
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân

Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cần là người điều hành quản lý chung cư đó suốt đời, không thể để việc quản lý thuộc về ban quản trị chung cư như hiện nay, nhằm giúp nhà ở xã hội hướng đến đúng đối tượng.

Về vấn đề này, ông Dương Long Thành, Chủ tịch Thắng Lợi Group cũng cho rằng, việc xác định tiêu chí người mua nhà ở hội cần cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ hơn. Nhiều trường hợp lúc đăng ký mua thì thuộc diện theo quy định nhưng khi dự án hoàn thành đến giai đoạn cấp sổ hồng thì người mua lại không nằm trong diện quy định. 

Do đó, ông Thành đề xuất, cần mở rộng phạm vi cũng như quy định cụ thể về các trường hợp mua nhà ở xã hội. Đồng thời, cần sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư để xem xét, xác định rõ đối tượng người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội và rút ngắn thời gian xin xác nhận.

Cần nới tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tư từ 10 đến 15%

Theo ông Trương Anh Tuấn, tính đến hiện tại, Công ty CP Tư vấn, thương mại, dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân đã phát triển được 25 dự án nhà ở xã hội. Trong đó, đã hoàn thành 10 dự án với khoảng 10.000 căn hộ. Riêng tại TP.HCM, doanh nghiệp đã hoàn thành 4.000 căn nhà ở xã hội.

Hoàng Quân cũng đang phát triển 15 dự án, trong đó đã triển khai xây dựng là 12 dự án và 3 dự án còn lại cũng đang xúc tiến hoàn thành xin giấy phép xây dựng, tổng số căn dự kiến là 15.000 căn. Hưởng ứng mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn từ đây đến năm 2030 sẽ đạt 1 triệu căn, Hoàng Quân đã đăng ký xây dựng 50.000 căn. Trong đó, 15.000 căn đã có quỹ đất và đang triển khai, số còn lại dự kiến đến năm 2030 sẽ làm được.

Nhà ở xã hội hụt hơi

Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết, vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải khi đầu tư nhà ở xã hội là quỹ đất. Tại TP.HCM, quỹ đất công không còn nhiều, gây khó khăn lớn cho các đơn vị muốn tham gia vào phân khúc này. Bên cạnh quỹ đất, quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội trong các dự án hiện nay cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Cùng với đó là vấn đề về dòng vốn hỗ trợ. Từ khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng kết thúc, thị trường đi xuống, doanh nghiệp này đã gặp khá nhiều khó khăn. Sự khó khăn đó phản ánh qua giá cổ phiếu, doanh thu, lợi nhuận những năm qua của công ty.

Ngoài ra, để các doanh nghiệp “mặn mà” hơn trong việc phát triển nhà ở xã hội, ông Tuấn cho rằng, cần nới tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tư từ 10-15% để hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp. Địa ốc Hoàng Quân và các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực mong muốn cơ chế chính sách sớm được tháo gỡ, chính sách mới được ban hành và nhanh đi vào cuộc sống, ông Tuấn khẳng định.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Thắng Lợi Group cũng nhấn mạnh, nếu vẫn giữ tỷ suất sinh lời 10% dành cho chủ đầu tư thì Nhà nước cần có chính sách thưởng cho doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội sau khi dự án được hoàn thành, ví dụ như thêm 5% lợi nhuận.

Với quỹ đất mà doanh nghiệp đã mua rồi, khi làm dự án nhà ở xã hội, Nhà nước tính toán đưa vào chi phí thực tế của doanh nghiệp, chứ không thể áp dụng theo bảng giá của Nhà nước. Nếu áp dụng theo bảng giá Nhà nước sẽ thiệt thòi và khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp.

Còn theo TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, để tiếp tục thực hiện chỉ tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội mà Thủ tướng Chính phủ đã giao đến năm 2030, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết các khó khăn của Chính phủ.

Ông Khôi cho rằng, hiện có nhóm vấn đề lớn trong phát triển nhà ở xã hội là nhóm vấn đề về quy hoạch, kế hoạch, khu vực, vị trí cụ thể của đất đai phát triển nhà ở xã hội; nhóm vấn đề về nguồn vốn; nhóm vấn đề về cơ chế, chính sách; nhóm vấn đề về quy trình, thủ tục hành chính.

Về vấn đề ưu đãi về chính sách, cụ thể về thuế VAT, các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp lên từ 10 - 15% hoặc thưởng theo thực tế thành tích phát triển nhà ở xã hội hoặc hình thức tương đương để bù đắp chi phí, tạo động lực cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, phát triển.

Về việc ưu tiên tạo lập quỹ đất, doanh nghiệp mong muốn được chính quyền địa phương giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất sạch để đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, xét trên phương diện thực tế, đất đai ở nhiều địa phương đang nằm trong tay các doanh nghiệp bất động sản. Vậy cơ chế để giải quyết giá trị mà các nhà đầu tư đã bỏ tiền ra mua đất thương mại và chuyển sang làm nhà ở xã hội cũng cần làm rõ.

Nhóm thứ ba, vấn đề quy trình, thủ tục hành chính, đầu tư dự án, các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ trong từng khâu giải quyết thủ tục, pháp lý cho dự án, ông Khôi nhấn mạnh.

Hà Nội phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội

Hà Nội phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội

Bất động sản -  1 năm
Theo kế hoạch phát triển nhà ở của Hà Nội giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ phát triển mới khoảng 1,2 triệu m2 sàn nhà ở; xã hội, chuẩn bị đầu tư từ 1 - 2 khu nhà ở xã hội độc lập hoặc tập trung và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2- 3 khu nhà ở xã hội mới.
Hà Nội phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội

Hà Nội phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội

Bất động sản -  1 năm
Theo kế hoạch phát triển nhà ở của Hà Nội giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ phát triển mới khoảng 1,2 triệu m2 sàn nhà ở; xã hội, chuẩn bị đầu tư từ 1 - 2 khu nhà ở xã hội độc lập hoặc tập trung và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2- 3 khu nhà ở xã hội mới.
Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân: 1 triệu căn nhà ở xã hội đến 2030 hoàn toàn khả thi

Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân: 1 triệu căn nhà ở xã hội đến 2030 hoàn toàn khả thi

Leader talk -  1 năm

Phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở dành cho người thu nhập thấp đang được Chính phủ và các bộ ngành quan tâm về cơ chế, chính sách và nguồn vốn.

Bốn nút thắt kìm hãm sự phát triển nhà ở xã hội

Bốn nút thắt kìm hãm sự phát triển nhà ở xã hội

Bất động sản -  1 năm

Mặc dù là phân khúc được đánh giá là đòn bẩy kích thích dòng chảy của thị trường bất động sản trong bối cảnh trầm lắng song theo nhiều chuyên gia, không dễ để phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Nghịch lý đầu tư nhà ở xã hội: Doanh nghiệp muốn làm cũng không được!

Nghịch lý đầu tư nhà ở xã hội: Doanh nghiệp muốn làm cũng không được!

Bất động sản -  1 năm

Thủ tục triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội đang bộc lộ nhiều tồn tại gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư.

Hai nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội

Hai nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội

Bất động sản -  1 năm

Người dân hiện đang rất khó tiếp cận được với việc mua nhà ở xã hội do thiếu nguồn cung và mức giá bán còn khá cao, không phù hợp với khả năng chi trả của công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  2 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  2 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  3 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  6 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  6 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.