Nhận diện những rủi ro với kinh tế Việt Nam 2025

Phương Anh Thứ tư, 02/04/2025 - 08:20
Nghe audio
0:00

Kinh tế Việt Nam 2025 dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng đối mặt nhiều rủi ro trước những bất ổn toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay dự kiến sẽ chậm lại nhưng vẫn trong giai đoạn mở rộng. Triển vọng kinh tế thế giới sẽ phụ thuộc nhiều vào các các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump – vốn vẫn chưa rõ ràng ở thời điểm hiện tại.

Các chính sách của ông Trump theo hướng “đặt nước Mỹ lên hàng đầu” có thể dẫn đến những tác động tiêu cực lên kinh tế thế giới từ nhiều khía cạnh. 

Những nhận định này được ông Abel Lim, Giám đốc Tư vấn và chiến lược Quản lý tài sản, Ngân hàng UOB (Singapore), đưa ra tại sự kiện về triển vọng kinh tế toàn cầu và Việt Nam của tổ chức này. 

Trong bối cảnh thay đổi chính sách thương mại của Mỹ, các nền kinh tế ASEAN sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại do phụ thuộc nhiều vào thương mại và gắn chặt vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam và Thái Lan có nguy cơ phải đối mặt với thuế quan hoặc các biện pháp hạn chế thương mại từ Mỹ cao nhất, do cả hai nước này đều có thặng dư thương mại với Mỹ. 

Với mức độ mở cửa cao, Việt Nam đặc biệt dễ bị ảnh hưởng trước các gián đoạn trong thương mại quốc tế, nhất là trong bối cảnh Mỹ tập trung vào vấn đề mất cân bằng thương mại.

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam 2025 dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào các yếu tố kích thích kinh tế trong nước qua đầu tư công và tăng trưởng tín dụng, cùng với kỳ vọng vào phục hồi tiêu dùng trong nước và khu vực bất động sản, theo ông Lê Thành Hưng, Giám đốc đầu tư UOB Asset Management Việt Nam.

Đơn cử, Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch đầu tư công trong năm 2025 khoảng 875 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 36 tỷ USD), tăng mạnh so với số thực giải ngân năm 2024 là 568 nghìn tỷ đồng, đã và đang tạo động lực thúc đẩy đầu tư khu vực công, làm gia tăng niềm tin đối với các lĩnh vực kinh tế khác cùng hướng đến sự phát triển.

Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào trong nhận định mới nhất về kinh tế Việt Nam, đánh giá, trong hai năm tới, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, Việt Nam có thể sử dụng dư địa tài khóa của mình để chuẩn bị tốt hơn cho những bất ổn gia tăng.

Theo bà, đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, giao thông và năng lượng sẽ rất quan trọng, với điều kiện chính quyền có thể tăng quy mô đầu tư công và đảm bảo chi tiêu hiệu quả.

Báo cáo của tổ chức này hồi giữa tháng trước dự báo, FDI sẽ được duy trì ổn định ở mức khoảng 25 tỷ USD vốn giải ngân, phản ánh sức hấp dẫn liên tục của Việt Nam đối với các nhà đầu tư toàn cầu.

Việc tăng cường đầu tư công và sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bất động sản, nhờ đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng, có thể hỗ trợ nhu cầu trong nước, bù đắp phần nào các rủi ro bên ngoài.

Những rủi ro phía trước

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam 2025 sẽ còn phụ thuộc vào những rủi ro tiêu cực cả trong nước lẫn bên ngoài.

Theo Ngân hàng Thế giới, do độ mở của Việt Nam rất lớn, các yếu tố bất định chính bao gồm tăng trưởng toàn cầu thấp hơn dự kiến và thương mại bị gián đoạn, nhất là ở các đối tác thương mại lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. 

Những diễn biến đó, bao gồm những bất định gia tăng do chuyển hướng chính sách thương mại và sự chia rẽ ngày càng sâu sắc về thương mại, có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, sản lượng công nghiệp và tăng trưởng của Việt Nam. 

Nhìn vào trong nước, thị trường bất động sản có thể phục hồi lâu hơn dự kiến, gây tác động bất lợi đến đầu tư của khu vực tư nhân, với đóng góp quan trọng của nó cho tăng trưởng kinh tế. 

Cùng với đó, nếu chất lượng tài sản trong khu vực tài chính bị suy giảm thêm, năng lực cho vay của các ngân hàng có thể bị ảnh hưởng. 

Theo ông Lê Thành Hưng, Giám đốc đầu tư UOB Asset Management Việt Nam, có hai mối quan tâm chính về tác động đối với kinh tế Việt Nam 2025 trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump.

Hai mối quan tâm này bao gồm doanh thu xuất khẩu của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu Mỹ áp thuế lên các mặt hàng từ Việt Nam và áp lực lên tỷ giá USD/VND khi đồng USD liên tục tăng mạnh.

Trước động thái ông Trump muốn sử dụng chính sách thuế như một công cụ để đưa các bên vào bàn đàm phán nhằm thỏa thuận có lợi hơn cho Mỹ, Việt Nam có thể thực hiện một số giải pháp để hạn chế tiêu cực. 

Theo đó, ông Hưng khuyến nghị, Việt Nam cần tăng cường nhập khẩu từ Mỹ như khí thiên nhiên hóa lỏng, máy bay, nông sản để giảm thặng dư thương mại với Mỹ. 

Song song đó, cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng nội tại như tăng đầu tư công vào các dự án hạ tầng giao thông, năng lượng, tăng tiêu dùng nội địa, thúc đầy tăng trưởng tín dụng để tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. 

Không chỉ vậy, Việt Nam cũng cần mở rộng quan hệ đa phương, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước để mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Đại diện UOB Asset Management Việt Nam bổ sung, ngành công nghệ cao chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 – 2050. Theo đó, việc Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này trong 25 năm tới.

Triển vọng này là khả quan bởi hiện đã có một số doanh nghiệp bán dẫn lớn trên thế giới mong muốn đầu tư vào Việt Nam như dự án Amkor Technology với tổng vốn 1,6 tỷ USD, dự án Marvell and Synopsys, dự án Hana Micron vốn 1 tỷ USD và Samsung cam kết đầu tư thêm 2,6 tỷ USD vào lĩnh vực bán dẫn ở Việt Nam.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  2 tháng

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tài chính -  2 tháng

Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.

Động lực mới cho phát triển kinh tế Đông Nam Bộ

Động lực mới cho phát triển kinh tế Đông Nam Bộ

Tiêu điểm -  2 tháng

Sân bay quốc tế Long Thành đang dần hình thành tại tỉnh Đồng Nai, hứa hẹn trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  35 phút

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  10 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  11 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  11 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  35 phút

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  6 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  9 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.